Thêm một vụ việc có liên quan đến loại đồ chơi trang sức dành cho bé gái đã kéo dài danh sách các loại đồ chơi độc hại của Trung Quốc cần phải lưu ý.

Mấy ngày vừa qua, một dòng trạng thái được đăng tải trên Facebook về sự nguy hiểm của một loại đồ chơi Trung Quốc được chia sẻ một cách chóng mặt, đặc biệt là những mẹ có con nhỏ. Đó là câu chuyện của chị Thu Phương ở Quảng Ninh và cô con gái sử dụng đồ chơi trang sức có xuất xứ Trung Quốc.
Cảnh báo về độ nguy hiểm của các loại nhẫn, vòng Trung Quốc
Câu chuyện của chị Phương thu hút rất nhiều sự chú ý của dư luận vì sau vụ miếng dán hình độc hại của Trung Quốc gây ung thư và vô sinh mới đây, các gia đình có con nhỏ rất lo lắng về vấn đề chọn đồ chơi cho con. Chị Phương cho biết bé Thủy, con gái chị sử dụng bộ trang sức với những hạt nhựa có hình dạng giống những viên ngọc trai đã được một thời gian cho đến khi tay bé sưng to không thể đeo được nữa. Từ vị trí mà bé đeo nhẫn, vết sưng to, phồng rộp, kèm theo vết xước lan cả sang các ngón tay khác. Chị đã cho cháu điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ một tuần nay nhưng vẫn không khỏi.
Cảnh báo nguy hiểm cho bé từ các loại đồ chơi nhẫn vòng Trung Quốc 1-bb-baaac4IxCVChị Phương cho biết bé Thủy đeo nhẫn được 3 tháng thì tay bị sưng to và phồng rộp. Nguồn: VTV
Chị Phương cho biết thêm, loại đồ chơi bé Thủy sử dụng được mua từ một cửa hàng tạp hóa, nơi bày bán rất nhiều những loại đồ chơi có nhãn “made in China”. Các loại đồ chơi này đều không có tem chứng nhận quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.
Bộ trang sức kiểu này có hình dáng, màu sắc rất bắt mắt nhưng giá thành lại khá rẻ, khoảng 15 đến 20 nghìn đồng một bộ. Bé Thủy đeo nhẫn được khoảng 3 tháng thì chiếc nhẫn bị bạc dần lớp sơn màu, bong tróc và ngón tay bé bị sưng lên đau đớn.
Cảnh báo nguy hiểm cho bé từ các loại đồ chơi nhẫn vòng Trung Quốc 2-bb-baaabQSUiOLoại vòng nhựa mà bé Thủy đã sử dụng khiến tay bé bị sưng lên.
Tay bé Thủy đã bị nhiễm trùng nặng, nguyên nhân được cho là do trong loại đồ chơi này có hàm lượng nickel vượt quá mức cho phép. Chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã đưa ra những phân tích cho thấy thành phần, nồng độ nickel trong những hạt cườm nhựa của các loại trang sức dành cho bé gái vượt quá mức quy định.
Nếu tiếp xúc lâu dài có thể gây mẫn cảm mạnh, phản ứng dị ứng, nặng hơn có thể ảnh hưởng tới gan và thận. Những phản ứng bày có thể xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp qua da, qua đường hô hấp, hay khi bé ngậm đồ chơi trong miệng.

Cha mẹ cần lưu ý
Sản phẩm bộ trang sức Trung Quốc dành cho bé gái với nhẫn, vòng được làm từ các loại hạt nhựa và dây quấn đã bị thu hồi tại một số quốc gia, tuy nhiên, ở Việt Nam nó đang được bày bán tràn lan và rất thu hút các trẻ em gái. Chính chị Phương cũng thừa nhận mình không để ý nhiều đến xuất xứ của sản phẩm cho đến khi bé Thủy bị sưng tay lên như vậy. Đây chắc hẳn cũng là tâm lý chung của các ông bố bà mẹ khi mua đồ chơi cho con.
Cảnh báo nguy hiểm cho bé từ các loại đồ chơi nhẫn vòng Trung Quốc 3-bb-baaac923WL Hàng loạt các loại đồ chơi Trung Quốc tràn lan trên thị trường.
Khi những sản phẩm như thế này được bày bán tràn lan, cha mẹ chỉ còn cách trở thành những ông bố bà mẹ thông thái để tự bảo vệ con mình khỏi những loại đồ chơi nguy hiểm. Khi chọn đồ chơi cho con, bố mẹ thông thái nên nắm được các tiêu chuẩn chọn đồ chơi an toàn. Trước hết, cha mẹ cần biết con cái mình đang chơi gì, không vì những món đồ chơi nhỏ vặt vãnh, rẻ tiền mà lơ là không để ý đến.
Bố mẹ cũng cần theo dõi các thông tin về các loại đồ chơi nguy hiểm, đặc biệt là hàng loạt các loại đồ chơi Trung Quốc bị đưa vào danh sách đồ chơi độc hại cho trẻ nhỏ như: miếng dán hình, búp bê nhựa, thú bông trái cây, đèn laser, thú nhún, vòng tay phát sáng, thun buộc tóc…
Theo một thống kê của tổ chức GreenPeace trước đây, một phần ba số đồ chơi xuất xứ Trung Quốc có chứa các kim loại nặng như chì, đồng, nickel hay cadmium, chưa kể các chất độc hại khác.
Cảnh báo nguy hiểm cho bé từ các loại đồ chơi nhẫn vòng Trung Quốc 4-bb-baaadVfD8oBúp bê nhựa Trung Quốc từng bị "chỉ mặt điểm tên" vào danh sách "đen".
Khi chọn đồ chơi cho con, nên lưu ý tới xuất xứ của sản phẩm, tới nhãn mác của chúng để kiểm tra xem chúng có được dán tem chứng nhận quy chuẩn của Việt Nam, hoặc một loại kiểm định chất lượng khác của thế giới hay không, ví dụ như tiêu chuẩn Mỹ (ký hiệu ATMS) hoặc tiêu chuẩn châu Âu (ký hiệu CE).