Cả thế giới đều biết Nhật Bản có một thứ thịt bò đắt khủng khiếp. Giá thành một ký có khi lên tới cả trăm triệu tiền Việt Nam. Ai cũng thắc mắc tại sao nó lại đắt như thế, cho tới khi quy trình sản xuất được tiết lộ, mọi người đều công nhận giá ấy là thỏa đáng.
Đầu tiên, mỗi con bò đều kèm theo lý lịch, ghi rõ tên tuổi và thành tích của bố mẹ. Bò bố ít nhất phải đoạt giải trong ba cuộc thi thể thao, còn bò mẹ ít ra phải lọt vào tốp mười cuộc thi Hoa khôi bò trẻ đẹp hay đạt một giải chính trong cuộc thi “Nét đẹp trong chuồng”.
Sau đó bò phải được sinh ra vào giờ tốt, ngày tốt, tháng tốt. Quá trình sinh không có sự can thiệp của phẫu thuật cũng như không dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
Bò con, tức bê, phải được nuôi bằng sữa bò nguyên chất (vì có một số bị nuôi bằng sữa trâu hay sữa ngựa). Sữa bò ấy không có chất phụ gia, không dùng chất bảo quản, tốt nhất là được bú trực tiếp từ bình.
Bê còn được nuôi tập trung trong những “chuồng điểm”, có máy lạnh, có bác sĩ kiểm tra an toàn thực phẩm, ít nhất một phần ba nhân viên nuôi là người nước ngoài, có nói tiếng Anh. Bê được giáo dục vệ sinh cá nhân, được huấn luyện cách tự đánh răng, tự rửa chân và thường xuyên nhảy múa tập thể.
Nhà bê, hay còn gọi là chuồng bê, đặt xa khu dân cư, ít tiếng ồn, ít ô nhiễm. Cứ mỗi tuần, bê lại được nghe chim hót, được tắm nước suối và chạy nhảy trên bãi cỏ xanh. Những bê xuất sắc được gọi là bê ngoan hoặc bê tiên tiến.
Để thịt mềm, không mỡ, nhiều dinh dưỡng, phải tuân theo quy trình ăn, ở, sinh hoạt và vui chơi cực kỳ nghiêm ngặt. Thức ăn của bê tuyệt đối không mua ở chợ, chỉ dùng những thứ ghi rõ nguồn gốc, được kiểm tra thường xuyên, quy trình kiểm tra không hề báo trước.
Thức uống của bê là nước khoáng thiên nhiên, không có gas, không có tạp chất và được Hội nước uống dành cho gia súc khuyên dùng.
Nhà bê thoáng mát, có chế độ thông gió tốt, có đầy đủ các công trình phụ, ra vào phải xuất trình giấy tờ. Những bê đi chơi khuya hay sinh hoạt bất thường sẽ bị để đến già không được... giết. Sinh hoạt của bê mới thực sự là mối quan tâm. Các chuyên gia Nhật Bản tin chắc rằng muốn thịt ngon thì thịt ấy phải được lấy ra từ một con bò có... văn hóa.
Do đấy, bê được xem những bộ phim kinh điển, nói về những vấn đề nhân bản, tuyệt đối không ca ngợi tình dục và bạo lực, cũng không có những pha hài rẻ tiền. Bê được xem những chương trình ca nhạc nghiêm túc, ít múa phụ họa, nếu có múa cũng không ăn mặc hở hang. Thư viện của bê có hàng ngàn đầu sách, chủ yếu là sách học làm người, à quên, học làm bò, kiểu như “Dạy con làm giàu”, “Bảy bước tới thành công” hoặc “Ba năm trở thành tỉ phú”... Những gì bê không hiểu đều được đem ra thảo luận và có giáo viên hướng dẫn. Tất nhiên là bê không hút thuốc, không đua xe, không cờ bạc, không... bò lạc. Trước khi lên thớt, bê phải có ít nhất ba bài đăng trong tạp chí khoa học của chuồng và hoàn thành một luận án hai trăm trang với tựa đề “Triết học phương Đông và những ảnh hưởng của nó trong phở bò và ragu bò”.
Ngày bê từ giã cõi đời, biến thành những miếng thịt bò thơm ngon là ngày được tính toán bởi một hội đồng gồm hai chục giáo sư và mười lăm phó giáo sư.
Bê được dẫn đến nơi giết thịt trên xe hoa, hai bên đường có các cô người mẫu đứng và vẫy hoa, có dàn nhạc cử bài “Những món ngon sẽ sống mãi”. Bê tươi cười bước lên bục, đọc một bài diễn văn dài sáu mươi trang cám ơn sự quan tâm của mọi người, sự giúp đỡ chân thành của các nhà tài trợ. Bê cũng hứa sau khi thành thịt, sẽ nhớ mãi kỷ niệm tốt đẹp về những ngày tháng hôm nay và mang nó vào nồi một cách trọn vẹn. Rồi bê nhận những bó hoa tươi thắm trước khi vĩnh biệt chúng ta.
Như thế, thử hỏi mỗi ký thịt cả trăm triệu đồng cũng không có gì mà đắt!
Lê Hoàng
Đầu tiên, mỗi con bò đều kèm theo lý lịch, ghi rõ tên tuổi và thành tích của bố mẹ. Bò bố ít nhất phải đoạt giải trong ba cuộc thi thể thao, còn bò mẹ ít ra phải lọt vào tốp mười cuộc thi Hoa khôi bò trẻ đẹp hay đạt một giải chính trong cuộc thi “Nét đẹp trong chuồng”.
Sau đó bò phải được sinh ra vào giờ tốt, ngày tốt, tháng tốt. Quá trình sinh không có sự can thiệp của phẫu thuật cũng như không dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào.
Bò con, tức bê, phải được nuôi bằng sữa bò nguyên chất (vì có một số bị nuôi bằng sữa trâu hay sữa ngựa). Sữa bò ấy không có chất phụ gia, không dùng chất bảo quản, tốt nhất là được bú trực tiếp từ bình.
Bê còn được nuôi tập trung trong những “chuồng điểm”, có máy lạnh, có bác sĩ kiểm tra an toàn thực phẩm, ít nhất một phần ba nhân viên nuôi là người nước ngoài, có nói tiếng Anh. Bê được giáo dục vệ sinh cá nhân, được huấn luyện cách tự đánh răng, tự rửa chân và thường xuyên nhảy múa tập thể.
Nhà bê, hay còn gọi là chuồng bê, đặt xa khu dân cư, ít tiếng ồn, ít ô nhiễm. Cứ mỗi tuần, bê lại được nghe chim hót, được tắm nước suối và chạy nhảy trên bãi cỏ xanh. Những bê xuất sắc được gọi là bê ngoan hoặc bê tiên tiến.
Để thịt mềm, không mỡ, nhiều dinh dưỡng, phải tuân theo quy trình ăn, ở, sinh hoạt và vui chơi cực kỳ nghiêm ngặt. Thức ăn của bê tuyệt đối không mua ở chợ, chỉ dùng những thứ ghi rõ nguồn gốc, được kiểm tra thường xuyên, quy trình kiểm tra không hề báo trước.
Thức uống của bê là nước khoáng thiên nhiên, không có gas, không có tạp chất và được Hội nước uống dành cho gia súc khuyên dùng.
Nhà bê thoáng mát, có chế độ thông gió tốt, có đầy đủ các công trình phụ, ra vào phải xuất trình giấy tờ. Những bê đi chơi khuya hay sinh hoạt bất thường sẽ bị để đến già không được... giết. Sinh hoạt của bê mới thực sự là mối quan tâm. Các chuyên gia Nhật Bản tin chắc rằng muốn thịt ngon thì thịt ấy phải được lấy ra từ một con bò có... văn hóa.
Do đấy, bê được xem những bộ phim kinh điển, nói về những vấn đề nhân bản, tuyệt đối không ca ngợi tình dục và bạo lực, cũng không có những pha hài rẻ tiền. Bê được xem những chương trình ca nhạc nghiêm túc, ít múa phụ họa, nếu có múa cũng không ăn mặc hở hang. Thư viện của bê có hàng ngàn đầu sách, chủ yếu là sách học làm người, à quên, học làm bò, kiểu như “Dạy con làm giàu”, “Bảy bước tới thành công” hoặc “Ba năm trở thành tỉ phú”... Những gì bê không hiểu đều được đem ra thảo luận và có giáo viên hướng dẫn. Tất nhiên là bê không hút thuốc, không đua xe, không cờ bạc, không... bò lạc. Trước khi lên thớt, bê phải có ít nhất ba bài đăng trong tạp chí khoa học của chuồng và hoàn thành một luận án hai trăm trang với tựa đề “Triết học phương Đông và những ảnh hưởng của nó trong phở bò và ragu bò”.
Ngày bê từ giã cõi đời, biến thành những miếng thịt bò thơm ngon là ngày được tính toán bởi một hội đồng gồm hai chục giáo sư và mười lăm phó giáo sư.
Bê được dẫn đến nơi giết thịt trên xe hoa, hai bên đường có các cô người mẫu đứng và vẫy hoa, có dàn nhạc cử bài “Những món ngon sẽ sống mãi”. Bê tươi cười bước lên bục, đọc một bài diễn văn dài sáu mươi trang cám ơn sự quan tâm của mọi người, sự giúp đỡ chân thành của các nhà tài trợ. Bê cũng hứa sau khi thành thịt, sẽ nhớ mãi kỷ niệm tốt đẹp về những ngày tháng hôm nay và mang nó vào nồi một cách trọn vẹn. Rồi bê nhận những bó hoa tươi thắm trước khi vĩnh biệt chúng ta.
Như thế, thử hỏi mỗi ký thịt cả trăm triệu đồng cũng không có gì mà đắt!
Lê Hoàng