Ngày 27/11, bệnh viện Thống Nhất đã phẫu thuật thành công khối u nặng 4,2 kg của bệnh nhân 61 tuổi.
Ngày 16/11, bà Lê Thị Thắng (SN 1954) vào bệnh viện Thống Nhất (BVTN) khám sức khỏe tổng quát và được giới thiệu lên khoa Ngoại thần kinh. Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ xác định đây là khối u sợi thần kinh vùng gáy (Neurofibromatosis) NF, hoàn toàn có thể cắt bỏ được nên đã cho bệnh nhân nhập viện.
Theo thạc sĩ Lê Xuân Long, đây là khối u lành do di truyền hoặc đột biến gen. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/4000. Đa số những trường hợp này thường chỉ có khối u nặng 3 - 400 gram là lớn nhất. Đây là trường hợp đầu tiên bác sĩ Long cùng ê kíp mổ của BVTN thực hiện phẫu thuật một khối u lớn như vậy.
"Lúc ngủ tôi phải vắt nó ra phía trước, sinh hoạt không bình thường. Nhiều năm tôi thay tính đổi nết, con cái nói gì cũng cáu gắt. Khi các bác sĩ BVTN nói có thể mổ bỏ khối u, tôi vẫn không thể tin được. Vậy mà hôm nay thấy người nhẹ tênh, tôi sung sướng quá" - bà Thắng vui mừng kể lại.
Ngày 16/11, bà Lê Thị Thắng (SN 1954) vào bệnh viện Thống Nhất (BVTN) khám sức khỏe tổng quát và được giới thiệu lên khoa Ngoại thần kinh. Sau khi làm các xét nghiệm lâm sàng, các bác sĩ xác định đây là khối u sợi thần kinh vùng gáy (Neurofibromatosis) NF, hoàn toàn có thể cắt bỏ được nên đã cho bệnh nhân nhập viện.
Khối u trước khi phẫu thuật
Ca mổ do thạc sĩ Lê Xuân Long, trưởng khoa Ngoại thần kinh cùng 3 bác sĩ (ngoại thần kinh, ngoại mạch máu và gây mê hồi sức) cùng kíp phẫu thuật thực hiện trong 3,5 giờ. Đến nay, sau 4 ngày mổ, bệnh nhân đã khỏe mạnh, có thể tự đi lại, sinh hoạt bình thường.Theo thạc sĩ Lê Xuân Long, đây là khối u lành do di truyền hoặc đột biến gen. Tỉ lệ mắc bệnh khoảng 1/4000. Đa số những trường hợp này thường chỉ có khối u nặng 3 - 400 gram là lớn nhất. Đây là trường hợp đầu tiên bác sĩ Long cùng ê kíp mổ của BVTN thực hiện phẫu thuật một khối u lớn như vậy.
Chụp phim dựng hình mạch máu nuôi u
"Chúng tôi xác định trường hợp này, tỉ lệ thành công là khá cao nên quyết tâm cắt bỏ khối u cho bệnh nhân. BVTN có các chuyên khoa sâu nên sẵn sàng hỗ trợ nếu có biến cố xảy ra trong quá trình mổ" - thạc sĩ Long cho biết.Các bác sĩ đang phẫu thuật cắt khối u trên người bá Thắng
Cười tươi với cái đầu đã nhẹ tênh, bà Thắng cho biết đã mang khối u này trên 35 năm. Lúc đầu chỉ là khối u nhỏ, sau lớn dần lên. Bà Thắng quê ở Thanh Hóa, từng là thanh niên xung phong ở Quảng Trị, do đời sống khó khăn nên khi khối u bắt đầu nặng nề, bà đến bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đề nghị được phẫu thuật nhưng bị từ chối. Bà Thắng đã có thể tươi cười sau phẫu thuật
Cách đây khoảng 7 năm, gia đình đưa bà vào bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám nhưng vẫn không được phẫu thuật. Mấy chục năm sống chung với khối u, cuộc sống của bà rất khó khăn..."Lúc ngủ tôi phải vắt nó ra phía trước, sinh hoạt không bình thường. Nhiều năm tôi thay tính đổi nết, con cái nói gì cũng cáu gắt. Khi các bác sĩ BVTN nói có thể mổ bỏ khối u, tôi vẫn không thể tin được. Vậy mà hôm nay thấy người nhẹ tênh, tôi sung sướng quá" - bà Thắng vui mừng kể lại.