TS. Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: Đến tháng 11-2015, cả nước đã có 82 ca mắc mới bệnh liên cầu khuẩn lợn, trong đó có 10 ca tử vong.
Giữa tháng 11-2015, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 2 bệnh nhân ở Ba Vì mắc liên cầu khuẩn lợn, nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, toàn thân nổi ban hoại tử. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận và chảy máu dạ dày, phải đặt máy thở, dùng thuốc vận mạch, trợ tim và lọc máu. Trước đó, gia đình của 2 bệnh nhân này có mổ lợn sữa chết để chế biến và ăn.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người, không thành dịch nhưng bệnh này chủ yếu xảy ra vào mùa đông - xuân vì cuối năm, người dân có phong tục giết mổ lợn ăn Tết, lễ hội. Nhiều người cho rằng, lợn sạch sẽ, lợn nhà nuôi không sợ bệnh là hoàn toàn sai lầm. Rất nhiều bệnh nhân ăn thịt lợn, tiết canh do lợn nhà nuôi nhưng vẫn bị bệnh. Thực tế trong một đàn lợn khỏe cũng có một tỷ lệ nhất định cá thể lợn mang vi khuẩn. Người dân không nên chủ quan vì bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%; nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40%. Trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh, ngoài ra do ăn nem chạo sống và số ít người nhiễm từ việc chăn nuôi lợn bệnh.
Ảnh minh họa
Riêng từ tháng 8 đến tháng 10-2015, cả nước đã có 5 ca tử vong, trong tổng số 32 ca mắc mới bệnh liên cầu khuẩn lợn. Tại Hà Nội, theo Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội thì từ đầu năm đến nay, đã có 17 trường hợp mắc liên cầu khuẩn lợn, 2 trong số đó đã tử vong là bệnh nhân ở Mỹ Đức và Hà Đông.Giữa tháng 11-2015, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận 2 bệnh nhân ở Ba Vì mắc liên cầu khuẩn lợn, nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, toàn thân nổi ban hoại tử. Bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm trùng huyết có sốc nhiễm trùng nặng, suy gan, suy thận và chảy máu dạ dày, phải đặt máy thở, dùng thuốc vận mạch, trợ tim và lọc máu. Trước đó, gia đình của 2 bệnh nhân này có mổ lợn sữa chết để chế biến và ăn.
Theo Cục Y tế Dự phòng, bệnh liên cầu khuẩn lây từ lợn bệnh sang người, không thành dịch nhưng bệnh này chủ yếu xảy ra vào mùa đông - xuân vì cuối năm, người dân có phong tục giết mổ lợn ăn Tết, lễ hội. Nhiều người cho rằng, lợn sạch sẽ, lợn nhà nuôi không sợ bệnh là hoàn toàn sai lầm. Rất nhiều bệnh nhân ăn thịt lợn, tiết canh do lợn nhà nuôi nhưng vẫn bị bệnh. Thực tế trong một đàn lợn khỏe cũng có một tỷ lệ nhất định cá thể lợn mang vi khuẩn. Người dân không nên chủ quan vì bệnh có thể gây tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%; nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoảng 40%. Trên 70% bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh, ngoài ra do ăn nem chạo sống và số ít người nhiễm từ việc chăn nuôi lợn bệnh.