Đợt lạnh thứ hai mùa đông năm nay có thể khiến nhiều người bị bệnh, đặc biệt trẻ nhỏ với nguy cơ viêm phổi vì tâm lý chủ quan cho rằng mùa đông năm nay "ấm".
Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn, đợt gió mùa thứ hai tràn về miền Bắc gây rét đậm với nhiệt độ giảm sâu. Tuy nhiên, trước tình hình nắng nóng thời gian gần đây khiến người dân chủ quan về một “mùa đông không lạnh".
Về điều này, bác sĩ CK I Vũ Thị Huyền Trang, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng khuyến cáo khi có gió mùa, điều đầu tiên cần nhớ là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, lưu ý vào buổi sáng sớm và chiều tối. Cổ họng là khu vực rất nhạy cảm với trời lạnh, nếu không cẩn thận dễ bị viêm họng dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh cũng như các bệnh về tai mũi họng. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để ngăn gió lạnh thâm nhập vùng mũi và họng. Bạn cũng nên dùng nước muối súc miệng để sát trùng họng và mũi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.Đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện 103 khuyến cáo, khi trời lạnh đột ngột mà người dân chủ quan không mặc quần áo ấm đi ra ngoài dễ xảy ra hiện tượng sốc, có thể bị cảm lạnh, choáng váng. Nếu có các bệnh khác về tim mạch, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm.
Với người cao tuổi, gió lạnh làm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, hô hấp cũng tăng cao như bệnh gout, đau thần kinh liên sườn, đau lưng,... Do đó, các cụ già cần giữ ấm cơ thể, không đi ra ngoài vào buổi tối.
Bác sĩ Tiến cũng cho biết, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, khiến nhiều người phải nhập viện. Một trong những cách phòng chống sốt xuất huyết hữu hiệu là dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để muỗi không có cơ hội sinh sôi nảy nở ở bất cứ nơi nào trong nhà. Bên cạnh đó, ăn uống lá cách phòng chống bệnh tật tốt nhất. Người dân cần tăng cường ăn rau củ quả quả tươi, đặc biệt bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Cẩn thận viêm phổi ở trẻ nhỏ
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho hay, thời tiết thay đổi là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp do bị các loại virus hợp bào tấn công. Thực tế, mỗi khi có gió mùa về, bệnh viện lại đông đúc trẻ em đến khám do bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng.
“Trong thời điểm này, phụ huynh cần lưu ý viêm phổi ở trẻ nhũ nhi vì ở độ tuổi này, bệnh diễn tiến nặng rất nhanh và nặng trong khi biểu hiện không rầm rộ như trẻ lớn (sốt cao, ho nhiều) nên dễ bị bỏ qua. Nhiều bé thậm chí không sốt, không ho, nhưng đã bị viêm phổi rất nặng. Đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi khi bị viêm phổi thậm chí thân nhiệt còn hạ thay vì tăng như diễn biến thông thường”, PGS Dũng khuyến cáo.
Do đó, để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn này, bác sĩ Dũng khuyến cáo, trong thời điểm này phụ huynh cần phải chú ý giữ ấm đầy đủ cho con, nên để trẻ trong nhà với nhiệt độ phòng khoảng 28-29 độ. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn phải mở cửa để thông gió, thay đổi không khí trong phòng.
Làm gì khi bị cảm lạnh?
Về điều này, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), khi bị cảm lạnh do trời rét, đặc biệt dính mưa lúc thay đổi thời tiết, người bệnh có những biểu hiện như nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh dọc xương sống, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững...
Lúc này, bạn nên đun nước gừng tươi để uống bằng cách dùng một củ gừng tươi rửa sạch, thái lát, đổ thêm nước đun sôi, thêm đường và uống nóng.
Bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió xuôi từ trên xuống (lưu ý tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, kheo chân). Đơn giản hơn, bạn có thể nấu cháo ăn nóng. Ba cách này sẽ giúp nhanh giải cảm, phục hổi sức khỏe. Đặc biệt, sau khi uống nước gừng, đánh gió hoặc ăn cháo hành giải cảm, cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi nên bạn không được ra gió. Bởi lúc này, các lỗ chân lông đang mở rộng, nếu bị gió nhập vào sẽ không tốt cho người bệnh.
Còn khi bị ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, bạn cũng có thể dùng gừng để chữa ho như sau: gừng tươi rửa sạch, ép lấy nước rồi đem nấu với hai vị là vỏ quýt và một ít vỏ quế để uống. Nếu vẫn không khỏi có thể dùng nước gừng pha với ít mật ong. Nhưng lưu ý, nếu ho lâu, ho dai dẳng thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra, vì có thể không phải ho thông thường do thời tiết nắng, mưa, cảm mạo mà do bệnh lý khác.
Trong trường hợp người bị cảm lạnh có các triệu chứng nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt ngủ lịm là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi và phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.
Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn, đợt gió mùa thứ hai tràn về miền Bắc gây rét đậm với nhiệt độ giảm sâu. Tuy nhiên, trước tình hình nắng nóng thời gian gần đây khiến người dân chủ quan về một “mùa đông không lạnh".
Về điều này, bác sĩ CK I Vũ Thị Huyền Trang, Bệnh viện Tai - Mũi - Họng khuyến cáo khi có gió mùa, điều đầu tiên cần nhớ là giữ ấm cơ thể, đặc biệt là phần cổ, lưu ý vào buổi sáng sớm và chiều tối. Cổ họng là khu vực rất nhạy cảm với trời lạnh, nếu không cẩn thận dễ bị viêm họng dẫn đến cảm cúm, cảm lạnh cũng như các bệnh về tai mũi họng. Khi ra đường cần đeo khẩu trang để ngăn gió lạnh thâm nhập vùng mũi và họng. Bạn cũng nên dùng nước muối súc miệng để sát trùng họng và mũi vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy.Đại tá - bác sĩ Phạm Văn Tiến - Trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện 103 khuyến cáo, khi trời lạnh đột ngột mà người dân chủ quan không mặc quần áo ấm đi ra ngoài dễ xảy ra hiện tượng sốc, có thể bị cảm lạnh, choáng váng. Nếu có các bệnh khác về tim mạch, người bệnh sẽ gặp nguy hiểm.
Với người cao tuổi, gió lạnh làm nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp, hô hấp cũng tăng cao như bệnh gout, đau thần kinh liên sườn, đau lưng,... Do đó, các cụ già cần giữ ấm cơ thể, không đi ra ngoài vào buổi tối.
Bác sĩ Tiến cũng cho biết, dịch sốt xuất huyết đang bùng phát, khiến nhiều người phải nhập viện. Một trong những cách phòng chống sốt xuất huyết hữu hiệu là dọn dẹp nhà cửa thông thoáng để muỗi không có cơ hội sinh sôi nảy nở ở bất cứ nơi nào trong nhà. Bên cạnh đó, ăn uống lá cách phòng chống bệnh tật tốt nhất. Người dân cần tăng cường ăn rau củ quả quả tươi, đặc biệt bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Cẩn thận viêm phổi ở trẻ nhỏ
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai cho hay, thời tiết thay đổi là thời điểm trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh đường hô hấp do bị các loại virus hợp bào tấn công. Thực tế, mỗi khi có gió mùa về, bệnh viện lại đông đúc trẻ em đến khám do bị viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm phổi tùy theo từng mức độ từ nhẹ đến nặng.
“Trong thời điểm này, phụ huynh cần lưu ý viêm phổi ở trẻ nhũ nhi vì ở độ tuổi này, bệnh diễn tiến nặng rất nhanh và nặng trong khi biểu hiện không rầm rộ như trẻ lớn (sốt cao, ho nhiều) nên dễ bị bỏ qua. Nhiều bé thậm chí không sốt, không ho, nhưng đã bị viêm phổi rất nặng. Đặc biệt trẻ sơ sinh dưới 30 ngày tuổi khi bị viêm phổi thậm chí thân nhiệt còn hạ thay vì tăng như diễn biến thông thường”, PGS Dũng khuyến cáo.
Do đó, để phòng bệnh viêm đường hô hấp cho trẻ trong giai đoạn này, bác sĩ Dũng khuyến cáo, trong thời điểm này phụ huynh cần phải chú ý giữ ấm đầy đủ cho con, nên để trẻ trong nhà với nhiệt độ phòng khoảng 28-29 độ. Tuy nhiên, hàng ngày vẫn phải mở cửa để thông gió, thay đổi không khí trong phòng.
Làm gì khi bị cảm lạnh?
Về điều này, lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Hà Nội), khi bị cảm lạnh do trời rét, đặc biệt dính mưa lúc thay đổi thời tiết, người bệnh có những biểu hiện như nhức đầu, mệt mỏi, uể oải, ớn lạnh dọc xương sống, sợ lạnh, đầy bụng, có khi đi tiêu phân lỏng, có sốt nhẹ, có thể hạ đường huyết, bủn rủn chân tay, toát mồ hôi, chân không đứng vững...
Lúc này, bạn nên đun nước gừng tươi để uống bằng cách dùng một củ gừng tươi rửa sạch, thái lát, đổ thêm nước đun sôi, thêm đường và uống nóng.
Bạn cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió xuôi từ trên xuống (lưu ý tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, kheo chân). Đơn giản hơn, bạn có thể nấu cháo ăn nóng. Ba cách này sẽ giúp nhanh giải cảm, phục hổi sức khỏe. Đặc biệt, sau khi uống nước gừng, đánh gió hoặc ăn cháo hành giải cảm, cơ thể sẽ vã nhiều mồ hôi nên bạn không được ra gió. Bởi lúc này, các lỗ chân lông đang mở rộng, nếu bị gió nhập vào sẽ không tốt cho người bệnh.
Còn khi bị ho do nhiễm lạnh, cảm lạnh, bạn cũng có thể dùng gừng để chữa ho như sau: gừng tươi rửa sạch, ép lấy nước rồi đem nấu với hai vị là vỏ quýt và một ít vỏ quế để uống. Nếu vẫn không khỏi có thể dùng nước gừng pha với ít mật ong. Nhưng lưu ý, nếu ho lâu, ho dai dẳng thì bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra, vì có thể không phải ho thông thường do thời tiết nắng, mưa, cảm mạo mà do bệnh lý khác.
Trong trường hợp người bị cảm lạnh có các triệu chứng nói líu nhíu, thở chậm bất thường, da lạnh tái, mất phối hợp vận động, mệt ngủ lịm là đã bị cảm nặng. Cần theo dõi và phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức.