mình cảm thấy bản thân đã tiến đến được thời kỳ "Hậu Newbie" của
OverClock. Sau gần 1 năm tham gia Diễn Đàn ZooZ, tìm kiếm ở Google,...
những gì mình thu lượm được cũng mất kha khá thời gian và trải dài ở
rất nhiều Thread.
Tuy nhiên, đối với 1 người mới chập chững lạc lối vào con đường
OverClock thì có lẽ cái họ thiếu nhất chính là thời gian, không phải
ai cũng có thể bỏ nhiều giờ để tham khảo kho dữ liệu rất đồ
sộ của Google.
Chúng ta cứ hay bảo là họ phải chịu khó Search nhưng nếu dùng chức năng
Search của Diễn Đàn ZooZ, Google,... thì lại ra đến vài triệu Thread có
nội dung tương tự nhau. Thật là tốn thời gian vô ích khi phải tìm ra
một Post hay nhất trong số hàng ngàn Post đưa ra.
Điều này đã đưa tới nhu cầu cần có những Thread tổng hợp được nội dung
cần thiết và bổ ích thường gặp, giúp mọi người giảm công tìm kiếm,...
Với mong muốn là được đóng góp 1 phần nào đó vào sự phát triển
của Diễn Đàn ZooZ - Box Đột Kích cộng thêm 1 số mong muốn khác
không nói ra được,
mình lập nên Thread này để tổng hợp 1 số khái niệm, kiến
thức căn bản nhất để mọi người tham khảo qua trước khi bắt tay
vào OverClock CPU.
Do hiện tại mình mới chỉ được dùng MainBoard GIGABYTE và CPU
Dual Core nên tạm thời Thread này sẽ chỉ có những hướng dẫn cơ
bản nhất để tinh chỉnh BIOS khi OverClock với MainBoard GIGABYTE
và CPU Dual Core.
Một số SoftWare dùng để theo dõi hệ thống khi OverClock
- CPU-Z: Cho biết thông số của CPU, MainBoard, RAM,... >>>DOWNLOAD HERE<<<
- SpeedFan: Cho biết nhiệt độ CPU Multicore, HDD, VGA, PC,... >>>DOWNLOAD HERE<<<
- Core Temp: Cho biết nhiệt độ của CPU Multi-Core. >>>DOWNLOAD HERE<<<
- HWMonitor: Đo điện áp, nhiệt độ hệ thống (CPU, MainBoard, RAM, VGA, Tốc độ Fan,...). >>>DOWNLOAD HERE<<<
- Super PI Mod 1.5 XS: Công cụ tranh đua đơn giản, gọn nhẹ khi OverClock. >>>DOWNLOAD HERE<<<
- Khi OverClock, bắt buộc phải đọc và làm theo hướng dẫn tại Thread này.
- OverClock đòi hỏi sự kiên nhẫn, không được nóng vội trong
việc Test Stable. Thực hiện các thay đổi về FSB, FSB/DRAM
(Ratio), vCore, VDIMM,... một cách từ từ, từ thấp cho đến cao. - Không nên áp dụng nguyên xi Settings của người khác vào hệ
thống của mình. Tất cả các kết quả OverClock chỉ mang tính
chất tham khảo, nó cho bạn biết được khả năng OverClock của
từng loại CPU, RAM,... - PSU (Nguồn PC): Không nên sử dụng những
loại PSU kém chất lượng, không đạt được đúng công suất danh định. Ở
Việt Nam, các OverClocker thường sử dụng PSU của các hãng như: ACBEL,
COOLER MASTER, GIGABYTE, ASUS, ANTEC, FSP, SILVER STONE,... Những tên
tuổi PSU đã rất nổi tiếng trên thế giới. - Cooling (Hệ thống tản nhiệt): Càng tốt khi
khả năng OverClock càng cao. Hiện nay, các dòng CPU mới của Intel mát
hơn khá nhiều so với dòng CPU trước đó là Pentium D. Vì thế, để
OverClock CPU được dễ dàng với mức đầu tư nhỏ thì bạn nên tìm mua Stock
Fan của CPU Pentium D (Fan lõi đồng. Có giá từ 50.000 ~ 70.000 VNĐ).
Cao hơn nữa là những HeatSink Fan của các hãng như COOLER MASTER,
SCYTHE, THERMALTAKE, WATER COOL (Tản nhiệt nước). Tham khảo thêm tại ĐÂY.
- Chuẩn bị đủ
tất cả các phần mềm hỗ trợ OverClock. Các phần mềm trên có ưu điểm là
Portable, hoạt động nhanh, chính xác. Có ghi lại mức Min, Max của các
thông số nên rất hữu ích cho việc quan sát đánh giá. - Đầu tiên, để hệ thống chạy Default. Quan sát thông số VID (VCore
mặc định khi xuất xưởng của CPU. Xem bằng Core Temp). Nhiều người nói
rằng con nào VID nhỏ thì dễ OverClock nhưng nóng. Con nào VID lớn thì
OverClock khó hơn nhưng mát. OverClock vừa phải thì rất thích. Do đó
quan sát cái này đầu tiên để có hướng OverClock tiếp. - Tắt mấy cái tiết kiệm điện. Tăng Multiplier lên Max. Tăng Bus Speed
lên 5 đến 10 nấc. Khóa Bus Ram lại bằng cách chỉnh SPD. Không tăng
VCore trong BIOS mà cứ tăng Bus Speed đến mức cuối cùng có thể vào được
Windows. Khi vào Windows, mở CPU-Z xem VCore (Hay Core Voltage) là bao
nhiêu. - Tiếp theo, tăng thêm Bus Speed một vài nấc, bắt đầu thiết lập VCore
trong BIOS. Thường thì tăng thêm so với mức mặc định 1 đến 2 nấc. Vào
Windows, so sánh VCore trong CPU-Z với mức VCore
thiết lập trong BIOS để xem mức Drop của MainBoard như thế nào, từ đó
biết được tổng quan khả năng OverClock của MainBoard (Theo kinh nghiệm của mình thì VDrop càng ít càng tốt). - Qua 3 bước trước đã có thể biết được tổng quan khả năng OverClock
của CPU và MainBoard. Tất nhiên là chưa chính xác hoàn toàn. Đến đây,
mỗi người có một phong cách OverClock riêng, nhưng đại khái có một số
hướng như sau: - Hướng thứ 1: Vừa
tăng xung CPU, vừa tăng VCore (Tăng xung CPU trước. Tăng VCore sau).
Vừa tăng vừa Test Stable. Cách này có nhược điểm là làm rất lâu, có khi
mất cả vài chục tiếng nhưng ưu điểm là hệ thống ổn định. VCore thường
hợp lý, tức là thấp nhất có thể. Hướng này thích hợp cho OverClock nhẹ
nhàng. - Hướng thứ 2: Tăng VCore lên một mức
nhất định rồi OverClock dần xung CPU lên đến khi hợp với mức Vcore đó.
Cách này có ưu điểm nhanh nhưng nếu chọn điện áp quá cao thì không tốt
cho hệ thống vì nóng, nhiều khi điện áp thừa so với mức xung của CPU
thì lại phải mất công hạ dần xuống. Hướng này thích hợp cho hệ thống
khủng, kéo đã tay thì thôi. - Hướng thứ 3: Kết hợp cả 2 hướng
trên. Ban đầu tăng VCore lên cao trước (Nhưng không quá cao). Khi hệ
thống dần đạt đến ngưỡng nhất định thì bắt đầu OverClock CPU trước rồi
nâng dần VCore. Cách này có ưu điểm là không quá lâu nhưng vẫn tìm được
mức xung hợp lý của hệ thống. - Ngoài ra còn những hướng khác mong mọi người bổ sung thêm.
1) Vì sao phải cần các phần mềm theo dõi thông số hệ thống...?!?
- Khi
đã cấp đủ điện để khởi động vào được Windows thì tiếp theo ta sẽ Test
Stable (Sự ổn định). Có 2 nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự không ổn
định khi Test Stable đó là: - Sự sụt áp (Giảm điện áp so với khi CPU chạy bình thường) và tăng nhiệt độ khi Test Stable trong thời gian dài.
- Ngoài ra, còn nguyên nhân gián tiếp dẫn đến không ổn định là sự hạn
chế của các thiết bị phần cứng (Tụ kém. Wall Bus. Khả năng OverClock
của CPU, RAM kém,... VGA Onboard). Bài viết này không đề cập vì chỉ có TIỀN mới giải quyết dứt điểm được.
phần mềm như CPU-Z, Core Temp, HWMonitor, SpeedFan,... Đọc các thông số
thu được từ chúng ta sẽ biết cách tăng giảm VCore, xung. Khắc phục
khiếm khuyết hệ thống một cách thích hợp, nhanh hơn.
- Đặc điểm chung của các phần mềm đo là thường gồm 3 thống số chính: Min, Max và giá trị hiện tại. Đặc biệt cần chú ý với giá trị Min, Max.
- Với điện áp, giá trị Max thường giá giá trị ban đầu khi chưa Test
Stable, CPU ở IDLE, giá trị Min là giá trị khi Load ở 100%. Khi muốn
thiết lập điện áp để ổn định, ta chỉ cần quan sát giá trị Min. Nếu chưa
đủ thì cần tăng lên, khi CPU đã chạy mượt ở giá trị Min thì đương nhiên
sẽ chạy tốt ở điện áp cao hơn lúc bình thường. - Với nhiệt độ ta lại cần quan tâm giá trị Max. Nhiệt độ Max sẽ giảm
khi xung hạ hoặc VCore hạ, và tất nhiên giá trị Max càng nhỏ càng tốt. - Chú ý là với một hệ thống tản nhiệt tốt thì ở một xung nhất định,
khi Test nhiệt độ sẽ tăng dần đến một giá trị nào đó rồi dao động ổn
định quanh đó (Đây gọi là giá trị bão hòa). Khi bạn thấy nhiệt độ cứ
tăng mà không đạt bão hòa thì đó là dấu hiệu cho biết hệ thống tản
nhiệt chưa tốt (Gió chưa thông. Quạt không quay thêm được). - Ngoài ra thì còn chú ý các thông số khác như tốc độ quạt, nhiệt độ
System, HDD, VGA,... Nếu chúng đột nhiên bất thường thì nên dừng Test
ngay. - Chú ý: Phải bật các phần mềm đo thông số hệ thống trước khi tiến hành Test thì mới có được các giá trị Max, Min chính xác.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x819. |
3) Một số cách quan sát "tinh tế" khác
- Bạn có nghĩ rằng chỉ cần
quan sát số vạch khi khởi động vào Windows có thể biết được thiếu hay
đủ điện cho CPU không? Hoặc quan sát tốc độ tăng nhiệt của hệ thống để
biết chất lượng tản nhiệt rất dễ dàng chứ không cần phải tháo máy ra
quan sát tỉ mỉ. - Thật vậy, sau cả trăm lần theo dõi mình nhận thấy Windows là hệ
thống khá nhạy cảm. Nếu bạn không có tác động phần mềm gì vào hệ thống
thì gần như cả trăm lần nó đều khởi động y như nhau. Nhưng chỉ cần bạn
có chút thay đổi về điện áp CPU hay MainBoard thì tốc độ Boot sẽ khác
ngay. Nói ngắn gọn là thường khi hệ thống hơi hụt
điện hay thừa điện, tốc độ Boot sẽ tăng thêm khá nhiều. Ví dụ từ 3 vạch
sẽ tăng lên 6, 7,... vạch. - Cũng như vậy, khi bạn bắt đầu Test Stable, hãy quan sát tốc độ
thay đổi nhiệt độ của CPU. Thường mỗi hệ thống có một khả năng tản
nhiệt riêng. Tức là cứ sau một số vòng Orthos thì Max Temperature sẽ
tăng lến 1*C chẳng hạn. Nếu đột nhiên mà sau chưa đến 1, 2,... vòng
Test mà nhiệt độ đã tăng thì hẳn là tản nhiệt có vấn đề hoặc CPU đã quá
thừa điện. - Lại thêm một điều thú vị là ngay khi xem phim bạn cũng có thể
"phán" được độ ổn của hệ thống. Mình thường dùng cách tua đi tua lại
vài bộ HD dung lượng lớn. Sau vài lần tua xuống cuối rồi lại lên đầu mà
hệ thống vẫn mượt mà, bạn chọn tua đến điểm nào thì tua ngay được đến
đó mà không bị giật hình hay hiện ra thông báo lỗi của MPC thì khả năng
ổn định của hệ thống khá cao. - Nói tóm lại, hãy ghi nhớ chính những gì quen thuộc nhất với bạn
khi hệ thống ở trang thái bình thường rồi so sánh khi OverClock. Mọi
thay đổi đều nói lên một điều gì đó mà nếu chịu khó quan sát thì bạn có
thể có được những kết quả bất ngờ. - Bạn hãy quan sát nhanh điều này để có định hướng. Khi điện áp thích
hợp thì số vạch sẽ trở về gần như ban đầu, có thể chậm hơn chút ít thôi.
1) CPU Speed = CPU Multiplier x FSB: Có thể thấy được điều này qua CPU-Z.
Minh họa với CPU Dual Core E6300 2.80GHz@2803.9MHz = 10.5 (CPU Multiplier) x 267 (FSB)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x1024. |
- Specification: Cho biết CPU Speed Default (DF) của CPU. CPU Speed Default của CPU Dual Core E6300@2.80GHz.
- Core Voltage: VCore.
- Core Speed: CPU Speed hiện tại của CPU.
- Multiplier: CPU Multiplier. Được quy định bởi nhà sản xuất. CPU Dual Core E6300@2.80GHz có các giá trị là 6, 7, 8, 9, 10.5.
- Bus Speed: Cho biết FSB. FSB hiện tại của CPU Dual Core E6300@2.80GHz là 267.
- Với công thức trên thì có thể thấy rằng, để OverClock CPU có 2 cách: 1 là thay đổi CPU Multiplier, 2 là thay đổi FSB.
- Thông thường CPU Multiplier bị khóa. Điều này nghĩa là ta
không thể tăng CPU Multiplier quá quy định của nhà sản xuất
(Với CPU Dual Core E6300@2.80GHz là 10.5). Hiện nay, Intel cho phép
hạ CPU Speed của 1 số dòng CPU xuống dưới mức Default bằng
cách giảm CPU Multiplier (Thấp nhất là 6). Mục đích của việc
này là để giảm thiểu điện năng tiêu thụ (Intel SpeedStep). - Tuy nhiên, đối với 1 số CPU thuộc dòng Extreme (tên mã QX) thì các giá trị CPU Multiplier có thể được tùy biến theo ý muốn.
- Điều đó có nghĩa là để OverClock CPU, thông thường sẽ áp dụng cách thứ 2, đó là thay đổi FSB.
DEFAULT: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 2.80GHz = FSB (267) x CPU MULTIPLIER (10.5)
OVERCLOCK: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 3.00GHz = FSB (286) x CPU MULTIPLIER (10.5)
OVERCLOCK: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 3.50GHz = FSB (334) x CPU MULTIPLIER (10.5)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x1024. |
OVERCLOCK: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 3.00GHz = FSB (286) x CPU MULTIPLIER (10.5)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x1024. |
OVERCLOCK: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 3.50GHz = FSB (334) x CPU MULTIPLIER (10.5)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1280x1024. |
OverClock CPU bằng BIOS - Ý nghĩa một số Options cơ bản
Đọc sách hướng dẫn đi kèm theo MainBoard để biết cách vào BIOS. Thông thường là ấn Delete ngay sau khi khởi động PC.
1) BIOS MainBoard GIGABYTE và một số Options cơ bản khi OverClock
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1600x1200. |
Như đã nói ở trên, để Disable Intel SpeedStep thì vào Advanced BIOS Features, tìm CPU Enhanced Halt (C1E) và CPU EIST Function rồi chọn Disable. Lúc này, CPU sẽ luôn chạy với CPU Multiplier cao nhất của nó.
[center]
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1600x1200. |
Tiếp theo là đến MB Intelligent Tweaker (M.I.T): Mọi thứ như CPU Multiplier, FSB, FSB/DRAM, RAM Timing, VCore, VDIMM... đều tập trung ở đây.
Để OverClock CPU các bạn chỉ làm như sau (Chỉ chú ý đến những cái tôi đề cập tới):
- Robust Graphics Booster: Auto
- CPU Clock Ratio: Để ở mức cao nhất.
- Fine CPU Clock Ratio: Để mức cao nhất.
- CPU Host Clock Control: Enable
- CPU Host Frequency (MHz): Tùy theo CPU của các bạn. Không nên để quá cao. Đối với CPU Dual Core E6300@2.80GHz, tôi để mức FSB là 334.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1600x1200. |
Kéo xuống dưới, ở phần ***** MotherBoard Voltage Control *****,
đây là điện áp để cung cấp cho CPU và RAM. Các bạn chỉ cần tăng khi
điện áp không đủ cung cấp cho CPU, RAM, sau khi OverClock nhưng không
Boot được vào Windows.
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
----------------------------------------
MỘT VÀI HÌNH ẢNH TEST TRONG ĐỘT KÍCH
DEFAULT: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 2.80GHz = FSB (267) x CPU MULTIPLIER (10.5)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
OVERCLOCK: CPU DUAL CORE E6300@2.80GHz. 3.50GHz = FSB (334) x CPU MULTIPLIER (10.5)
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
This image has been resized. Click this bar to view the full image. The original image is sized 1024x768. |
----------------------------------------
Kết luận:
- FPS của Đột Kích phụ thuộc 40% vào CPU, 60% vào VGA rời.
- Sau khi OverClock, FPS trong Đột Kích tăng thêm ~200 FPS. Cụ thể là từ 80 FPS đến 300 FPS.
- Mong rằng qua bài viết này, các bạn có thể sơ qua OverClock là như thế nào.
- Mọi thắc mắc các bạn có thể Post tại Thread này. Mình sẽ cố gắng giải đáp, hỗ trợ các bạn trong quá trình OverClock.
- Tư liệu tham khảo nhiều nguồn khác nhau. Vì thế các bạn đừng thắc
mắc tại sao giống bài viết này viết nọ. Mình đã tổng hợp và trình bày
một cách dễ hiểu nhất.
[/center]