<BLOCKQUOTE class="postcontent restore ">Thiết kế Ergonomic

Chuột chơi game thiết kế theo hình thái Ergonomic có xu hướng cầm nắm ôm tay và tạo cảm giác thoải mái nhất cho game thủ, ngay cả khi phải thi đấu trong nhiều giờ liền.

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  7
Nói chung, mỗi nhà sản xuất có một quan niệm về khác nhau Ergonomic. Tuy nhiên, tựu chung lại đều có những nét tương đồng thể hiện ở hình dáng lưng chuột cong theo lòng bàn tay, các gờ lồi lõm phía hai bên hông làm điểm tựa cho ngón cái, ngón út và áp út. Khác với kiểu thiết kế đối xứng (Ambidextrous), chuột đóng mác Ergonomic chỉ dùng được cho tay phải hoặc tay trái (ít gặp hơn).

Chế độ cảm biến luôn hoạt động (Always-On)

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  G5002
Với nhiều dòng sản phẩm, đặc biệt là chuột không dây, để tiết kiệm năng lượng thì cảm biến (mắt đọc) tín hiệu được lập trình để tự động tắt tạm thời khi người dùng không chạm vào chuột trong khoảng thời gian nhất định. Để kích hoạt lại thì mắt đọc sẽ cần thời gian cỡ 50ms hoặc nhiều hơn.

Với chế độ cảm biến luôn hoạt động, tính năng này hoàn toàn bị vô hiệu hóa nhằm đảm bảo không có thời gian trễ khi người dùng chiến game.

Độ phân giải DPI

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  KNCDOROCHI82
Để đánh giá tốc độ di chuyển của chuột, người ta dựa vào chỉ số DPI (Dots per Inch) – cho biết khoảng cách tính theo số điểm ảnh mà con trỏ chuột di chuyển qua khi người dùng lướt chuột trên mousepad một quãng đường 1 inch.

Ví dụ: DPI 800 tức là chuột di chuyển quãng đường 1 inch thì con trỏ trên màn hình sẽ chạy qua 800 điểm ảnh liền nhau. Tuy nhiên, cảm giác nhanh hay chậm thực tế còn phụ thuộc vào độ phân giải màn hình máy tính. Chuột DPI 800 dùng với màn hình độ phân giải 1.920 x 1.080 pixel sẽ không thể nhanh bằng chuột DPI 400 dùng với màn hình độ phân giải 800 x 600 pixel. Với DPI tối đa 5700, Logitech G500 đang được coi là ông vua tốc độ trong làng chuột.

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  ISO88591P1230496
Cũng liên quan đến DPI, còn có khái niệm DPI nội suy, tức là nhà sản xuất sẽ dùng phần mềm (driver, firmware) để tăng thông số DPI cao hơn so với giới hạn của cảm biến - nhằm mục đích quảng cáo là chính bởi DPI cao theo kiểu nội suy luôn thiếu chính xác và kém ổn định. Điều ấy cũng giải thích tại sao bạn nhìn thấy nhiều dòng chuột giá rẻ mà vẫn sở hữu mức DPI cao ngất ngưởng.

FPS (khung hình/ giây)

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  20060831165731910
Để phát hiện chuyển động, cảm biến quang (hoặc laser) sẽ phát ra chùm ánh sáng, khi gặp bề mặt mousepad, chúng phản xạ lại vào mắt đọc trên chuột. Chuỗi tín hiệu này giống những hình ảnh chụp lại bề mặt mousepad. Từ đó, thiết bị sẽ phân tích sự khác nhau dù cực nhỏ giữa các chuỗi hình ảnh trả về để tính toán vị trí của chuột, tốc độ cũng như hướng di chuyển.

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  Razerorochi28
Chỉ số FPS (khung hình/ giây) càng cao càng cho thấy tốc độ “chụp” và phân tích hình ảnh của cảm biến nhanh và chính xác đến đâu. So với DPI thì FPS được đánh giá có tầm quan trọng hơn hẳn, đáng tiếc không phải game thủ nào cũng biết rõ điều này. Hiện nay, Microsoft IE 3.0 sở hữu chỉ số FPS cao nhất, lên tới 9000.

Lưu ý: Các sản phẩm sử dụng cảm biến laser 3G của Razer, thông số FPS không có ý nghĩa về mặt kỹ thuật.

Tính năng ngừng nhận tín hiệu (Lift-Off Distance)

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  Liftoffdistance
Nhiều game thủ có thói quen nhấc chuột trở lại trung tâm mousepad khi di chuyển ra đến gần mép ngoài. Nếu trong quá trình chuột được nhấc lên mà cảm biến vẫn liên tục nhận tín hiệu thì con trỏ chuột trên màn hình sẽ di chuyển - ảnh hưởng nghiệm trong đến quá trình điều khiển.

Chính vì vậy, cảm biến cần được lập trình khả năng nhận diện độ cao cần thiết để tự động ngưng nhận tín hiệu, đồng thời kích hoạt trở lại ngay khi chuột chạm mousepad.

Tần xuất gửi tín hiệu (Polling rate)

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  X810full
Trong quá trình hoạt động, chuột sẽ liên tục truyền tải tín hiệu phân tích chuyển động, thông tin về thao tác nhấn phím đến máy tính theo tần suất thông thường là 125Hz – 125 lần trên giây (tức một lần mất 8ms) qua kết nối USB và chậm hơn qua kết nối PS2 (40-97Hz).


Tần suất gửi tín hiệu đến máy tính càng nhanh thì thông tin máy tình nhận được trong một giây càng nhiều và chuyển động của con trỏ càng chính xác. Với các dòng chuột chơi game cao cấp, Polling rate đã đạt đến mốc 1000Hz (Ultra polling).

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  B001WAKR3WMambaPolling
Một ví dụ dễ hiểu về Polling rate, trong cùng thời gian 1 giây, bạn dùng chuột vẽ một vòng tròn trên màn hình máy tính. Với tần suất 125Hz, máy tính sẽ tạo ra hình tròn qua 125 điểm mốc – tương tự với 125 lần chuột gửi tín hiệu vị trí, còn với tần suất 1000Hz, hình được vẽ bởi 1000 điểm mốc – đương nhiên là tròn hơn.

Di chuyển có gia tốc (Acceleration)

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  Razersphex072
Chuột có gia tốc thì quãng đường di chuyển của con trỏ trên màn hình sẽ phụ thuộc cả vào tốc độ di chuột trên mousepad. Nói một cách khác, mặc dù cũng đi được 1inch trên bàn di nhưng ở tốc độ cao hơn bao giờ con trỏ trên màn hình cũng đi được quãng đường xa hơn (ở cùng thiết lập DPI).

Trên các sản phẩm chuột có khả năng di chuyển với gia tốc thì thông số sẽ được đại diện bằng chữ g, chẳng hạn 20g, 25g… biểu thị cho giá trị gia tốc lớn hay bé.

[MASTER]Những sự thật ít biết về chuột chơi game  Razer2
Nói chung, việc quyết định cần hay không cần gia tốc khi di chuyển phụ thuộc vào quyết định của bạn. Bạn hoàn toàn có thể tắt hẳn tính năng này đi nếu không thích.
(Nguồn Gamek)
</BLOCKQUOTE>