Người chủ sở hữu đầu tiên của nó đã bị bầy chó
hoang xé xác, trong khi số phận của vua Louis XVI và hoàng hậu Marie
Antoinette cũng không hơn khi tham vọng chiếm giữ viên kim cương này.


Kim cương được biết đến với vẻ đẹp lộng lẫy và phi thường của nó. Viên
kim cương nổi tiếng nhất thế giới với màu xanh huyền bí nặng 45,52
carat là the Hope. Nhưng điều nổi bật hơn tất cả những viên kim cương
khác là bởi lời nguyền gắn liền với nó. Hiện đang được trưng bày tại
bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Whasington, DC, viên kim
cương The Hope nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại
Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn độ. Từ khi bị đánh cắp
tại một ngôi đền ở Ấn Độ, nó đã trôi dạt qua rất nhiều nơi và bắt đầu
lời nguyền của mình.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-hope-diamond-1024x586
Điều đặc biệt của lời nguyền này là nó mang đến cái chết hoặc sự bất
hạnh đến cho người chủ sở hữu nó, bắt đầu từ nhà vận chuyển kim cương
người Pháp Jean Baptiste Tavernier năm 1642. Ngay sau khi bán nó cho
vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ, khi ông bị một
bầy chó hoang xé xác. Viên kim cương được nhận danh hiệu “Kim cương
xanh của nhà vua” (Blue Diamond of the Crown) và bị cắt thành hình trái
tim.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-Jean-BaptisteTavernier_2
Jean Baptiste Tavernier - chủ sở hữu đầu tiên của viên kim cương.

Sự bất hạnh đi cùng viên kim cương này tiếp tục gây họa cho vua Louis
XVI và hoàng hậu Marie Antoinette. Sau một thời gian trị vì gây sự phẫn
nộ trong nhân dân vì tình hình đất nước đầy bất ổn, cả 2 đã bị chặt đầu
tại cuộc cách mạng Pháp năm 1789. Trong suốt cuộc khủng hoảng chính trị
Pháp, rất nhiều đồ trang sức của hoàng gia bị đánh cắp, trong đó có
viên kim cương The Hope.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348513-Louis-xiv-lebrunl
Louis XVI "tàn đời" một phần vì viên kim cương này?
Sau khi được tìm thấy ở London, The Hope đã thuộc quyền sở hữu của
hoàng hậu Tây Ban Nha Maria Louisa năm 1800. Trong thời gian đó, viên
kim cương đã được tạo hình lại bởi một nhà nữ trang người Hà Lan
Wilhelm Fals. Ông chết trong đau khổ khi viên kim cương bị đánh cắp bởi
con trai mình Hendrick, người cũng tự sát sau đó không lâu.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348513-maria-louisa
Maria Louisa - hoàng hậu Tây Ban Nha cũng là một chủ sở hữu.
Sau đó, viên kim cương này được mua bởi Henry Philip Hope năm 1813 và được gọi là “Hope Diamond” từ đó.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-Hopefamily
Gia đình Hope.

Viên kim cương đã để lại cho gia đình Hope sự bất hạnh bằng cách tước
đi sự giàu có và đưa họ đến chỗ phá sản. Sau cái chết của Henry Hope,
viên kim cương được để lại cho cháu trai ông Lord Francis Hope, người
đã cố gắng xin phép tòa án cho bán nó. Năm 1901, đề nghị của ông được
chấp thuận, khi ông đang chìm trong cờ bạc và phá sản.

Sau đó, The Hope được qua tay từ hoàng tử Nga Kanitowski, người bị giết
bởi những người cách mạng, tới diễn viên người Pháp Lorens Ladue, người
đã tự sát ngay trên sân khấu. Chủ sở hữu người Hy Lạp, Simon
Montharides cùng gia đình đã qua đời sau một vụ tai nạn ôtô, đâm xe vào
vách đá. Kể cả nhà vua Thổ Nhĩ Kì Sultan Abdul-Hamid II, người sở hữu
viên kim cương trong một khoảng thời gian ngắn cũng bị truất ngôi năm
1909.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-abdulhamidiip102
Sultan Abdul-Hamid II cũng bị truất ngôi sau khi sở hữu viên kim cương.
Viên kim cương The Hope được chuyển tới Mỹ bởi nhà nữ trang Simon
Frankel và thuộc quyền sở hữu của Pierre Cartier. Sau một thời gian tìm
kiếm, ông đã bán được nó cho Evalyn Walsh McLean, một người giàu có
nhưng lập dị đã đồng ý mua khi nghe về lời nguyền của nó. Bà đã coi nó
như một chiếc bùa may, nhưng nó lại mang lại quá nhiều bất hạnh. Con
trai chết trong một tai nạn ôtô, con gái tự tử trong khi chồng lên cơn
điên và cuối cùng chết trong một trại thương điên.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-evelyn1
Evalyn Walsh McLean cũng điêu đứng vì The Hope.

Sau cái chết của Evalyn McLean, viên kim cương này đã được bán năm 1949
và được mua bởi một thương nhân New York, Harry Winston. Có thể bị ảnh
hưởng bởi câu chuyện về lời nguyền, Winston đã quyết tâm tặng viên kim
cương cho bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian, nơi hiện tại nó đang
được trưng bày.




Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-hopediamond
Ngay cả khi được quyên tặng cho viện bảo tàng...

Người ta nói lời nguyền của viên kim cương mạnh đến nỗi khi nó được
chuyển đến bảo tàng trong một chiếc hộp bằng đồng bởi James Todd, ông
đã gãy chân khi bị xe tải đâm. Thảm kịch còn hơn thế nữa, khi vợ ông
qua đời sau cơn đau tim, con chó của ông bị vướng xích và bị thắt cổ
chết, cuối cùng, căn nhà của ông bị cháy rụi.





Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348513-untitled-21
...viên kim cương này vẫn mang đến thảm kịch cho người vận chuyển nó.

May Yohe, diễn viên đã cố gắng đưa lời nguyền lên màn ảnh với 15 tập
của bộ phim với tên gọi “Bí ẩn của viên kim cương The Hope”. Mặc dù nỗ
lực của cô để đưa lời nguyền này đến với mọi người không mang lại hiệu
quả, nhưng sự thật là viên kim cương này đã mang lại quá nhiều bi kịch
cho quá nhiều người, kể cả người chủ sở hữu, người thân của họ, cho đến
những người liên quan gián tiếp.


Lời nguyền của viên kim cương The Hope - Hi vọng 1260348303-2336923089783b3cd044
Hiện nó đã yên vị tại bảo tàng.