Dùng gấc ở lượng vừa phải, vừa đủ rất tốt cho sức khỏe, nhưng dùng thường xuyên, lâu dài thường sẽ gây ngộ độc Vitamin A, làm đau đầu và rụng tóc.
Gấc là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g thịt gấc chứa 15mg carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene (tiền Vitamin A) sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn...có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Vì thế mà người thường gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố có lợi cho sức khỏe, gấc cũng có thể gây hại nếu sử dụng sai cách. Gấc được dùng để tạo màu trong chế biến các món ăn gia đình. Nhiều người thường nghĩ rằng, thực phẩm tốt nên sử dụng tối đa có thể, chúng ta cần lưu ý và tránh những lầm tưởng này khi sử dụng quả gấc. Vì trong quả gấc có chưa rất nhiều dạng tiền Vitamin A, loại Vitamin tan trong dầu. Do vậy, Vitamin A dư thừa không thải ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại Vitamin tan trong nước mà tích lũy lại trong gan.Nếu dùng quá nhiều carotene, gây tích trữ dưới da, làm vàng da, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân, trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Đối với người lớn, khi lạm dụng Vitamin A sẽ có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khô da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đối với trẻ em, lượng Vitamin A vượt quá mức cần thiết, trẻ thường chậm tăng cân, còi xương, kìm hãm sự phát triển xương.
Khi sử dụng gấc, nhiều người có thói quen giữ lại hạt gấc để chữa bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn thận khi dùng hạt gấc, vì loại hạt này chứa độc tính và có thể nguy hiểm nếu không dùng đúng cách. Do vậy, không dùng hạt gấc làm thuốc thông qua đường uống bừa bãi, chỉ nên bôi ngoài da với liều lượng từ 2- 4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Ngoài ra, ta cũng thường loại bỏ màng đỏ bao quanh hạt gấc, theo nghiêm cứu của một số nhà khoa học, màng đỏ này có tác dụng tương tự Vitamin A, hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt và giúp tăng cường thị lực hiệu quả.
Mỗi ngày người lớn chỉ nên dùng từ 1 - 2ml dầu gấc, chia làm 2 lần và dùng trước bữa ăn. Cần lưu ý, khi đã dùng dầu gấc không ăn đồng thời rau quả giàu beta carotene như cà rốt, bí đỏ, đu đủ trong cùng một ngày. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ bị vàng da.
Trong chế biến thức ăn không nên dùng mỡ gấc hoặc dầu gấc để nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene chứa trong gấc, chỉ nên trộn gấc vào thức ăn đã nấu chín.
Trong chương trình Ngon và lành (VTC 14) TS Cao Trường Sinh, Trường Đại học Y Vinh, cho biết: "Nên dùng gấc ở lượng vừa phải, vừa đủ. Dùng thường xuyên lâu dài thường gây ngộ độc Vitamin A làm đau đầu và chứng rụng tóc.
Gấc là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được sử dụng trong ẩm thực lẫn trong y học. Theo các chuyên gia dinh dưỡng trong 100g thịt gấc chứa 15mg carotene và 16mg lycopen. Quả gấc càng chín thì hàm lượng carotene (tiền Vitamin A) sẽ giảm còn hàm lượng lycopen lại tăng lên.
Lycopen có tác dụng chống lão hóa, phòng chữa sạm da, trứng cá, khô da, rụng tóc, nổi sẩn...có tác dụng dưỡng da, bảo vệ da, giúp cho da luôn hồng hào, tươi trẻ và mịn màng. Vì thế mà người thường gọi gấc là loại quả đến từ thiên đường.
Tuy nhiên, ngoài những yếu tố có lợi cho sức khỏe, gấc cũng có thể gây hại nếu sử dụng sai cách. Gấc được dùng để tạo màu trong chế biến các món ăn gia đình. Nhiều người thường nghĩ rằng, thực phẩm tốt nên sử dụng tối đa có thể, chúng ta cần lưu ý và tránh những lầm tưởng này khi sử dụng quả gấc. Vì trong quả gấc có chưa rất nhiều dạng tiền Vitamin A, loại Vitamin tan trong dầu. Do vậy, Vitamin A dư thừa không thải ra khỏi cơ thể hàng ngày như các loại Vitamin tan trong nước mà tích lũy lại trong gan.Nếu dùng quá nhiều carotene, gây tích trữ dưới da, làm vàng da, đặc biệt ở lòng bàn tay và bàn chân, trong thời gian dài có thể gây ngộ độc. Đối với người lớn, khi lạm dụng Vitamin A sẽ có những biểu hiện như đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi, khô da, rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Đối với trẻ em, lượng Vitamin A vượt quá mức cần thiết, trẻ thường chậm tăng cân, còi xương, kìm hãm sự phát triển xương.
Khi sử dụng gấc, nhiều người có thói quen giữ lại hạt gấc để chữa bệnh. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo cần cẩn thận khi dùng hạt gấc, vì loại hạt này chứa độc tính và có thể nguy hiểm nếu không dùng đúng cách. Do vậy, không dùng hạt gấc làm thuốc thông qua đường uống bừa bãi, chỉ nên bôi ngoài da với liều lượng từ 2- 4g/ngày, khi dùng phải nướng chín hạt.
Ngoài ra, ta cũng thường loại bỏ màng đỏ bao quanh hạt gấc, theo nghiêm cứu của một số nhà khoa học, màng đỏ này có tác dụng tương tự Vitamin A, hỗ trợ điều trị bệnh khô mắt và giúp tăng cường thị lực hiệu quả.
Mỗi ngày người lớn chỉ nên dùng từ 1 - 2ml dầu gấc, chia làm 2 lần và dùng trước bữa ăn. Cần lưu ý, khi đã dùng dầu gấc không ăn đồng thời rau quả giàu beta carotene như cà rốt, bí đỏ, đu đủ trong cùng một ngày. Nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ bị vàng da.
Trong chế biến thức ăn không nên dùng mỡ gấc hoặc dầu gấc để nấu nướng, nhiệt độ cao sẽ phá hủy carotene chứa trong gấc, chỉ nên trộn gấc vào thức ăn đã nấu chín.
Trong chương trình Ngon và lành (VTC 14) TS Cao Trường Sinh, Trường Đại học Y Vinh, cho biết: "Nên dùng gấc ở lượng vừa phải, vừa đủ. Dùng thường xuyên lâu dài thường gây ngộ độc Vitamin A làm đau đầu và chứng rụng tóc.