Khi tình trạng lạm dụng chất cấm trong chăn nuôi chưa khắc phục triệt để, bạn hãy tự bảo vệ bản thân bằng thay đổi cách ăn và nắm quy tắc nhận biết thực phẩm sạch.
Có khoảng 14 triệu ca ung thư mới trên thế giới vào năm 2012, con số này sẽ lên đến 22 triệu mỗi năm trong vòng 2 thập kỷ sắp tới. Bệnh ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi (13%), sau đó đến ung thư vú (11.9%), và ung thư đường ruột (9.7%).
Cũng theo thống kê mới nhất, số ca tử vong vì ung thư phổi cao nhất (19.4%), sau đó đến ung thư gan (9.1%), ung thư dạ dày (8.8%). Các nước đang phát triển có xu hướng bị ung thư cao hơn. Hơn 60% tổng số ca ung thư và 70% tổng số những ca tử vong do ung thư là ở các nước châu Phi, châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cuộc chiến chống lại ung thư sẽ khó thành công nếu chỉ dựa trên việc chữa trị. "Phòng chống ung thư là rất cần thiết để giảm thiểu cuộc khủng hoảng về ung thư toàn cầu" - đó là kết luận của hơn 250 nhà khoa học chuyên ngành ung thư từ hơn 40 nước trong bản báo cáo tổng kết về Ung Thư Toàn Cầu năm 2014.
Theo Viện Nghiên cứu Ung Thư Quốc gia của Mỹ, có đến 80% nguyên nhân dẫn đến ung thư là do những yếu tố có thể kiểm soát được, trong đó:
+ Dinh dưỡng và lối sống (chiếm 30-60%).
+ Thuốc lá (30%)
+ Ô nhiễm không khí và nguồn nước (5%)
+ Rượu (3%)
+ Phóng xạ (3%)
+ Các loại thuốc men (2%).
Do đó, ngoại trừ trường hợp ung thư xảy ra do di truyền, phần lớn các ca ung thư đều có thể tránh được nếu như bạn chọn cho mình chế độ ăn sáng suốt.
Thuốc lá = ung thư
Nguyên nhân đơn độc dẫn đến ung thư cao nhất hiện tại và đã được khoa học kết luận là thuốc lá, chiếm 30% trong tổng số các tác nhân dẫn đến ung thư. Nguy hiểm hơn, thuốc lá không chỉ làm tăng khả năng bị ung thư ở người hút thuốc mà còn gây nguy hại không kém gì cho những người xung quanh phải ngửi khói thuốc lá, nhất là phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Có khoảng 7.000 chất hoá học độc hại trong khói thuốc lá, trong đó khoảng 70 chất gây ung thư.
Do đó, để giảm thiểu khả năng bị ung thư, bạn nên tránh xa thuốc lá và những người hút thuốc lá.
Ô nhiễm môi trường = ung thư
Theo thống kê dự trù của tổ chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 16% tổng số ca tử vong vì ung thư phổi trên thế giới, một con số không nhỏ.
Việt Nam hiện đứng thứ 136 trên 178 nước trong bảng xếp hạng về môi trường do đại học Yale, Mỹ khảo sát năm 2014, với số điểm dưới trung bình rất nhiều: 38/100.
Chỉ với thứ hạng này cũng đủ để cho thấy lượng khói bụi người Việt hít vào mỗi ngày và nguồn nước bẩn họ tiêu thụ đủ để gây ra ung thư về lâu dài nếu tình hình không được cải thiện.
Để tránh nguy cơ gây ung thư do ô nhiễm không khí và nước, bạn nên trồng cây trong nhà để lọc không khí, và sử dụng nước sạch đã qua bình lọc để ăn uống.
Bia rượu = ung thư
Hiện tại Việt Nam là nước uống bia đứng thứ 3 ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo thống kê của WHO công bố năm 2014, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách 100 nước tiêu thụ bia rượu cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đa số phụ nữ Việt không uống bia rượu nhiều, chỉ có 0.9 lít/người nữ/năm 2010. Do đó, số lượng bia rượu này chủ yếu là do nam giới tiêu thụ, lên đến 27,4 lít/người nam/năm 2010. So với số liệu này của Estonia - nước uống bia rượu cao nhất thế giới hiện tại - thì Việt Nam hơn hẳn, vì họ chỉ đạt đến mức 22,9 lít/người nam/năm 2010.
Cơ quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế (International Agency for Research on Cancer) đã xếp rượu bia vào loại các chất gây ung thư nhóm 1, cũng là nhóm nguy hiểm nhất. Đã có vô số nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng bia rượu tiêu thụ và ung thư, và tất cả đều đưa ra kết luận như nhau: bạn uống rượu bia càng ít thì khả năng bị ung thư của bạn sẽ càng thấp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Béo phì = ung thư
Theo một báo cáo vào tháng 1 vừa qua của Hiệp hội Nghiên cứu Ung Thư ở Mỹ (American Society of Clinical Oncology), trong một tương lai rất gần, chứng béo phì sẽ nhanh chóng trở thành nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư tại Mỹ, thay thế cho thuốc lá, là nguyên nhân lớn nhất trong những yếu tố dẫn đến ung thư mà chúng ta có thể phòng tránh được ở thời điểm hiện tại.
Các loại thực phẩm dễ gây béo phì, và do đó ung thư, gồm có:
- Thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm ăn liền như các món ăn đóng hộp, xúc xích ăn liền (hot dog), thịt heo xông khói ăn liền (bacon), gà rán, khoai tây chiên, và hamburger ở các tiệm ăn nhanh... Lý do đơn giản là vì ngoài việc các loại thức ăn này có chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể, chúng còn chứa nhiều chất bảo quản và các phụ gia nguy hiểm dẫn đến ung thư. Vì thế tốt nhất là bạn nên ăn các thực phẩm tươi sống thay cho các thứ đóng hộp và các loại thức ăn nhanh để giảm thiểu nguy cơ gây ung thư cho bản thân.
- Đường: Hiện tại, các loại nước ngọt đóng chai đang là yếu tố dẫn đầu trong việc gây ra đại dịch béo phì trên thế giới. Khi bạn uống một lon nước coca cola nghĩa là bạn đang đổ 10 muỗng cà phê (39 g) đường vào người. Các loại nước trái cây đóng chai cũng không ít đường hơn. Do đó, bạn nên tránh xa các loại thức uống đóng chai và các loại bánh kẹo nhiều đường để không bị béo phì và ung thư.
- Thịt đỏ: Việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến được Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (World Cancer Research Fund) cảnh báo là một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Để giảm nguy cơ ung thư từ thịt đỏ, bạn nên giảm dần và thay bằng thịt gà vịt, các loại cá, và đặc biệt thật nhiều rau củ và các loại trái cây.
- Thịt nướng: Một nghiên cứu mới công bố ngày 10/11/2015 vừa qua của trường University of Texas, Mỹ đã khẳng định những người ăn thịt nướng nhiều hơn sẽ có khả năng bị ung thư thận cao hơn. Khi thịt được nướng lên ở nhiệt độ cao trên lửa thì một số chất gây ung thư sẽ được tạo ra và sẽ gây hại cho người tiêu thụ chúng. Để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư từ thịt nướng, các bạn tốt nhất nên luộc hay xào thay vì nướng thịt.
Bên cạnh việc ăn uống đúng cách để tránh béo phì và ung thư, việc tập thể thao hay vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn tiết ra những hormone có lợi cho việc chống béo phì: irisin giúp tế bào chất béo đốt năng lượng, testosterone giúp tăng cơ, và peptide YY giúp cơ thể ít đói và mau no hơn. Tất cả đều phục vụ một mục đích là giảm thiểu nguy cơ béo phì, và do đó, khả năng bị ung thư.
Nhậu = ung thư
Quay trở lại câu hỏi tại sao ung thư tăng cao ở Việt Nam? Việc đàn ông thường xuyên "đi nhậu" mới là nguyên nhân chính của ung thư. Vì khi nhậu, họ đắm chìm trong thế giới của rượu và thuốc lá - hai yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư. Hơn nữa, hai thứ này còn tương tác với nhau: khi hút thuốc lá sẽ thèm rượu hơn và khi uống rượu sẽ thèm thuốc lá hơn! Đến khi hai chất này vào trong cơ thể bạn thì cũng sẽ có tác dụng phối hợp để khiến khối u phát triển nhanh hơn.
Do đó, thay vì đi nhậu, các bạn nên tăng cường tập thể thao, bớt ăn thịt, tăng thêm nhiều rau củ trái cây và đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Đi chợ đúng cách = giảm nguy cơ ung thư
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư, bạn nên bắt đầu từ khâu chọn mua những loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể và cả gia đình bạn đầu tiên phải là các thực phẩm sạch. Thực phẩm sạch là thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi rõ thành phần, cũng như ngày sản xuất và hạn sử dụng. Các thực phẩm sạch này hiện nay đã được bày bán trong các siêu thị. Hy vọng trong tương lai, thị trường thực phẩm sạch Việt Nam sẽ chiếm vị trí thượng phong khi người dân biết quan tâm đến sức khoẻ của mình đúng cách.
Tiếp đó, để giảm thiểu nguy cơ ung thư, bạn nên chọn mua nhiều rau củ và trái cây hơn là các loại bánh kẹo và nước ngọt đóng chai. Bạn cũng nên chọn mua gà vịt, tôm cá hơn là thịt heo, thịt bò. Khi mua thịt thì nên chọn thịt ít hoặc không có mỡ để hạn chế tối đa lượng chất béo tiêu thụ. Nói không với các loại thực phẩm đóng lon, đóng hộp, cũng như các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích ăn liền, thịt heo xông khói, giò chả, thịt nguội, v...v... cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị ung thư đáng kể.
Chỉ cần đi chợ đúng cách, chế biến đúng cách, ăn uống có hiểu biết thì bạn đã và đang góp phần to lớn (30-60%) trong việc giảm thiểu nguy cơ bị ung thư cho bản thân và gia đình.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh (32 tuổi) tốt nghiệp Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Y Albert Einstein, Bronx, New York, Mỹ năm 2014. Với kinh nghiệm và kiến thức y học sẵn có, chị sẽ đưa ra lời khuyên cho độc giả cách chăm sóc sức khỏe hợp lý, tư vấn cho các bà mẹ kiến thức nuôi con hợp dinh dưỡng và thông minh.
Có khoảng 14 triệu ca ung thư mới trên thế giới vào năm 2012, con số này sẽ lên đến 22 triệu mỗi năm trong vòng 2 thập kỷ sắp tới. Bệnh ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi (13%), sau đó đến ung thư vú (11.9%), và ung thư đường ruột (9.7%).
Cũng theo thống kê mới nhất, số ca tử vong vì ung thư phổi cao nhất (19.4%), sau đó đến ung thư gan (9.1%), ung thư dạ dày (8.8%). Các nước đang phát triển có xu hướng bị ung thư cao hơn. Hơn 60% tổng số ca ung thư và 70% tổng số những ca tử vong do ung thư là ở các nước châu Phi, châu Á, Trung Mỹ và Nam Mỹ.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh
Cuộc chiến chống lại ung thư sẽ khó thành công nếu chỉ dựa trên việc chữa trị. "Phòng chống ung thư là rất cần thiết để giảm thiểu cuộc khủng hoảng về ung thư toàn cầu" - đó là kết luận của hơn 250 nhà khoa học chuyên ngành ung thư từ hơn 40 nước trong bản báo cáo tổng kết về Ung Thư Toàn Cầu năm 2014.
Theo Viện Nghiên cứu Ung Thư Quốc gia của Mỹ, có đến 80% nguyên nhân dẫn đến ung thư là do những yếu tố có thể kiểm soát được, trong đó:
+ Dinh dưỡng và lối sống (chiếm 30-60%).
+ Thuốc lá (30%)
+ Ô nhiễm không khí và nguồn nước (5%)
+ Rượu (3%)
+ Phóng xạ (3%)
+ Các loại thuốc men (2%).
Do đó, ngoại trừ trường hợp ung thư xảy ra do di truyền, phần lớn các ca ung thư đều có thể tránh được nếu như bạn chọn cho mình chế độ ăn sáng suốt.
Thuốc lá = ung thư
Nguyên nhân đơn độc dẫn đến ung thư cao nhất hiện tại và đã được khoa học kết luận là thuốc lá, chiếm 30% trong tổng số các tác nhân dẫn đến ung thư. Nguy hiểm hơn, thuốc lá không chỉ làm tăng khả năng bị ung thư ở người hút thuốc mà còn gây nguy hại không kém gì cho những người xung quanh phải ngửi khói thuốc lá, nhất là phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Có khoảng 7.000 chất hoá học độc hại trong khói thuốc lá, trong đó khoảng 70 chất gây ung thư.
Do đó, để giảm thiểu khả năng bị ung thư, bạn nên tránh xa thuốc lá và những người hút thuốc lá.
Ô nhiễm môi trường = ung thư
Theo thống kê dự trù của tổ chức Sức Khoẻ Thế Giới (World Health Organization), ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây ra 16% tổng số ca tử vong vì ung thư phổi trên thế giới, một con số không nhỏ.
Việt Nam hiện đứng thứ 136 trên 178 nước trong bảng xếp hạng về môi trường do đại học Yale, Mỹ khảo sát năm 2014, với số điểm dưới trung bình rất nhiều: 38/100.
Chỉ với thứ hạng này cũng đủ để cho thấy lượng khói bụi người Việt hít vào mỗi ngày và nguồn nước bẩn họ tiêu thụ đủ để gây ra ung thư về lâu dài nếu tình hình không được cải thiện.
Để tránh nguy cơ gây ung thư do ô nhiễm không khí và nước, bạn nên trồng cây trong nhà để lọc không khí, và sử dụng nước sạch đã qua bình lọc để ăn uống.
Bia rượu = ung thư
Hiện tại Việt Nam là nước uống bia đứng thứ 3 ở châu Á, chỉ sau Nhật Bản và Trung Quốc.
Theo thống kê của WHO công bố năm 2014, Việt Nam đứng thứ 94 trong danh sách 100 nước tiêu thụ bia rượu cao nhất thế giới. Tuy nhiên, đa số phụ nữ Việt không uống bia rượu nhiều, chỉ có 0.9 lít/người nữ/năm 2010. Do đó, số lượng bia rượu này chủ yếu là do nam giới tiêu thụ, lên đến 27,4 lít/người nam/năm 2010. So với số liệu này của Estonia - nước uống bia rượu cao nhất thế giới hiện tại - thì Việt Nam hơn hẳn, vì họ chỉ đạt đến mức 22,9 lít/người nam/năm 2010.
Cơ quan Nghiên Cứu Ung Thư Quốc Tế (International Agency for Research on Cancer) đã xếp rượu bia vào loại các chất gây ung thư nhóm 1, cũng là nhóm nguy hiểm nhất. Đã có vô số nghiên cứu về mối quan hệ giữa lượng bia rượu tiêu thụ và ung thư, và tất cả đều đưa ra kết luận như nhau: bạn uống rượu bia càng ít thì khả năng bị ung thư của bạn sẽ càng thấp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Béo phì = ung thư
Theo một báo cáo vào tháng 1 vừa qua của Hiệp hội Nghiên cứu Ung Thư ở Mỹ (American Society of Clinical Oncology), trong một tương lai rất gần, chứng béo phì sẽ nhanh chóng trở thành nguy cơ hàng đầu dẫn đến ung thư tại Mỹ, thay thế cho thuốc lá, là nguyên nhân lớn nhất trong những yếu tố dẫn đến ung thư mà chúng ta có thể phòng tránh được ở thời điểm hiện tại.
Các loại thực phẩm dễ gây béo phì, và do đó ung thư, gồm có:
- Thực phẩm đã qua chế biến và thực phẩm ăn liền như các món ăn đóng hộp, xúc xích ăn liền (hot dog), thịt heo xông khói ăn liền (bacon), gà rán, khoai tây chiên, và hamburger ở các tiệm ăn nhanh... Lý do đơn giản là vì ngoài việc các loại thức ăn này có chứa nhiều chất béo không tốt cho cơ thể, chúng còn chứa nhiều chất bảo quản và các phụ gia nguy hiểm dẫn đến ung thư. Vì thế tốt nhất là bạn nên ăn các thực phẩm tươi sống thay cho các thứ đóng hộp và các loại thức ăn nhanh để giảm thiểu nguy cơ gây ung thư cho bản thân.
- Đường: Hiện tại, các loại nước ngọt đóng chai đang là yếu tố dẫn đầu trong việc gây ra đại dịch béo phì trên thế giới. Khi bạn uống một lon nước coca cola nghĩa là bạn đang đổ 10 muỗng cà phê (39 g) đường vào người. Các loại nước trái cây đóng chai cũng không ít đường hơn. Do đó, bạn nên tránh xa các loại thức uống đóng chai và các loại bánh kẹo nhiều đường để không bị béo phì và ung thư.
- Thịt đỏ: Việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến được Quỹ Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (World Cancer Research Fund) cảnh báo là một trong những tác nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Để giảm nguy cơ ung thư từ thịt đỏ, bạn nên giảm dần và thay bằng thịt gà vịt, các loại cá, và đặc biệt thật nhiều rau củ và các loại trái cây.
- Thịt nướng: Một nghiên cứu mới công bố ngày 10/11/2015 vừa qua của trường University of Texas, Mỹ đã khẳng định những người ăn thịt nướng nhiều hơn sẽ có khả năng bị ung thư thận cao hơn. Khi thịt được nướng lên ở nhiệt độ cao trên lửa thì một số chất gây ung thư sẽ được tạo ra và sẽ gây hại cho người tiêu thụ chúng. Để giảm thiểu nguy cơ bị ung thư từ thịt nướng, các bạn tốt nhất nên luộc hay xào thay vì nướng thịt.
Bên cạnh việc ăn uống đúng cách để tránh béo phì và ung thư, việc tập thể thao hay vận động cơ thể ít nhất 30 phút mỗi ngày sẽ giúp cơ thể bạn tiết ra những hormone có lợi cho việc chống béo phì: irisin giúp tế bào chất béo đốt năng lượng, testosterone giúp tăng cơ, và peptide YY giúp cơ thể ít đói và mau no hơn. Tất cả đều phục vụ một mục đích là giảm thiểu nguy cơ béo phì, và do đó, khả năng bị ung thư.
Nhậu = ung thư
Quay trở lại câu hỏi tại sao ung thư tăng cao ở Việt Nam? Việc đàn ông thường xuyên "đi nhậu" mới là nguyên nhân chính của ung thư. Vì khi nhậu, họ đắm chìm trong thế giới của rượu và thuốc lá - hai yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư. Hơn nữa, hai thứ này còn tương tác với nhau: khi hút thuốc lá sẽ thèm rượu hơn và khi uống rượu sẽ thèm thuốc lá hơn! Đến khi hai chất này vào trong cơ thể bạn thì cũng sẽ có tác dụng phối hợp để khiến khối u phát triển nhanh hơn.
Do đó, thay vì đi nhậu, các bạn nên tăng cường tập thể thao, bớt ăn thịt, tăng thêm nhiều rau củ trái cây và đi khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để giảm thiểu nguy cơ ung thư.
Đi chợ đúng cách = giảm nguy cơ ung thư
Để đảm bảo chế độ dinh dưỡng lành mạnh có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư, bạn nên bắt đầu từ khâu chọn mua những loại thực phẩm có lợi cho sức khoẻ.
Các loại thực phẩm có lợi cho cơ thể và cả gia đình bạn đầu tiên phải là các thực phẩm sạch. Thực phẩm sạch là thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có ghi rõ thành phần, cũng như ngày sản xuất và hạn sử dụng. Các thực phẩm sạch này hiện nay đã được bày bán trong các siêu thị. Hy vọng trong tương lai, thị trường thực phẩm sạch Việt Nam sẽ chiếm vị trí thượng phong khi người dân biết quan tâm đến sức khoẻ của mình đúng cách.
Tiếp đó, để giảm thiểu nguy cơ ung thư, bạn nên chọn mua nhiều rau củ và trái cây hơn là các loại bánh kẹo và nước ngọt đóng chai. Bạn cũng nên chọn mua gà vịt, tôm cá hơn là thịt heo, thịt bò. Khi mua thịt thì nên chọn thịt ít hoặc không có mỡ để hạn chế tối đa lượng chất béo tiêu thụ. Nói không với các loại thực phẩm đóng lon, đóng hộp, cũng như các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích ăn liền, thịt heo xông khói, giò chả, thịt nguội, v...v... cũng sẽ giúp bạn giảm nguy cơ bị ung thư đáng kể.
Chỉ cần đi chợ đúng cách, chế biến đúng cách, ăn uống có hiểu biết thì bạn đã và đang góp phần to lớn (30-60%) trong việc giảm thiểu nguy cơ bị ung thư cho bản thân và gia đình.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Minh (32 tuổi) tốt nghiệp Tiến sĩ Khoa học tại Đại học Y Albert Einstein, Bronx, New York, Mỹ năm 2014. Với kinh nghiệm và kiến thức y học sẵn có, chị sẽ đưa ra lời khuyên cho độc giả cách chăm sóc sức khỏe hợp lý, tư vấn cho các bà mẹ kiến thức nuôi con hợp dinh dưỡng và thông minh.