Không phải 8x, 9x nào cũng lạm dụng ngôn ngữ biến dạng khi vi vu trên thế giới số, hay nhắn tin qua điện thoại di động. Có bạn thậm chí còn 'dị ứng' với kiểu tiếng lóng thời @ này...
Tiếng lóng trên mạng là loại ngôn ngữ biến dạng, không chính quy nhưng được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng rộng rãi trong sự phản đối của phần đông người lớn, thậm chí của 8x đối với 9x "hậu sinh khả uý".
Không giống thời gian trước - khi ngôn ngữ mã hóa thời @ được sử dụng một cách bừa bãi để thể hiện sự "sành điệu chịu chơi" - các bạn trẻ hiện nay sử dụng tiếng lóng bắt đầu có chọn lọc hơn và để “vui là chính” bởi ít nhiều, những từ ngữ không còn phù hợp đang bị chính cộng đồng mạng đào thải dần.
Chúng ta thử nghe một số bạn trẻ, những người trong cuộc, chia sẻ suy nghĩ về việc sử dụng tiếng lóng trên mạng:
Chừng mực thì không sao!
Bạn Jera (sinh năm 1985, nhân viên của một công ty game): “Mình nghĩ tiếng lóng nếu sử dụng đúng trường hợp và đối tượng thì cực kỳ thú vị, nó giúp buổi nói chuyện không bị nhàm chán. Tuy nhiên, mình chỉ dùng những tiếng lóng vô hại thôi, không nên dùng những từ có ý nghĩa bậy bạ, dễ phản cảm lắm! Mình đa phần dùng tiếng lóng theo bạn bè chế chứ bản thân mình cũng không chế biến gì nhiều. Mấy từ tiếng lóng dễ thương khi dùng có cảm giác rất lý thú. Mình nghĩ, nếu dùng đúng và hợp thì cũng chẳng có hại gì. Đôi lúc, nói chuyện với người lớn, mình cũng buột miệng nhưng may là không dùng tiếng lóng bậy bạ nên ko sao...”
Jiji (sinh năm 1988, copywriter của Esport Tivi): “Không biết mấy bạn sinh từ sau 1990 trở đi như thế nào chứ bạn bè sàng sàng tuổi mình thì không ai lạm dụng tiếng lóng hết. Bản thân Jiji cũng hay dùng tiếng lóng kiểu như 'Cái này lụa quá!' để chỉ những cái gì trông nữ tính mà đẹp. Mình cũng cho rằng dùng tiếng lóng với bạn bè thân, đồng trang lứa mới vui và tự nhiên, còn nếu lạm dụng lung tung dễ gây phản cảm lắm!"
Nguyễn Thị Nguyệt (23 tuổi, làm việc tại Hà Nội): “Bây giờ thì đâu có ai không dùng tiếng lóng đâu, phải không nè? Mình cũng vậy! Với bạn bè thì dùng kiểu tiếng lóng nhí nhố hay hầm hố, còn với người yêu thì nũng nịu...”
“Mình không dùng nhiều tiếng lóng bởi vốn từ của mình không phong phú lắm!” – cô nàng 9x đời đầu tên Ngạo Hy thành thật thú nhận - “Bạn bè Hy thì dùng nhiều, lắm lúc Hy cũng không hiểu tụi bạn nói gì mà ngại hỏi nên cứ... giả vờ hiểu. Tuy nhiên, mình chỉ ghét kiểu gõ chữ loạn xà ngầu thôi, nhìn toét cả mắt!”
Hoàng Thủy (học sinh lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q3, TP.HCM) thì "rất không thích khi bạn mình có xu hướng đọc trại tiếng Anh sang tiếng Việt kiểu special (đặc biệt) thành 'xì pe chồ', nhất là khi nhắn tin trên điện thoại vốn đã khó hiểu vì không dấu rồi. Nhưng Thủy thấy kiểu viết trại chữ thế này không trầm trọng đến nỗi như người lớn cảnh báo. Quan trọng là mình phải biết dùng ở đâu, với ai và như thế nào thôi. Khi viết bài nộp thầy cô, mình chẳng bao giờ bị trường hợp viết nhầm hết. Tuy nhiên, mình thấy viết trại chữ giúp chuyện chat chít nhẹ nhàng hơn đó chứ!"
Khi được hỏi có ủng hộ "phe" viết tiếng lóng trên mạng không, Bảo Ngân (học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q. Gò Vấp, TP.HCM) tỏ ra ngập ngừng: "Cũng tùy trường hợp. Sẽ không sao nếu nó không ảnh hưởng tới ngôn ngữ bình thường của mình (vì có nhiều bạn thường xuyên dùng kiểu viết mã hóa nên làm văn cũng viết sai luôn) và không biến dạng thái quá - kiểu như lấy số 4 thay cho chữ A hay số 3 để thay chữ E thì mình không thích. Nhiều bạn chuộng tiếng lóng vì nhìn ngắn gọn và vui vui. Ngân chỉ xài nó khi chat với bạn bè, còn với thầy cô và người lớn thì gõ chữ bình thường chứ! Với mình, dĩ nhiên là không bao giờ có chuyện quen tay mà ghi nhầm sang kiểu chữ mật mã trong bài tập làm văn ở lớp đâu!"
Nói KHÔNG với "mật mã"
Quỳnh Anh (học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) có vẻ quyết liệt: "Mình về cơ bản không thích mấy chữ viết trại đó, ngoại trừ một số chữ như 'ui, ui' thì cũng dzui dzui. Vừa đọc tới mấy chữ biến hình biến dạng là thấy mệt rồi. Mình nghĩ gõ chữ bình thường, có dấu là lịch sự và... yêu nước, còn mấy kiểu viết biến hóa 'cao cấp' quá, nhìn là không muốn trả lời luôn!"
Là du học sinh tại trường Northern Essex Community College ở bang Massachussetts (Mỹ), Phương Thy (sinh năm 1988) cho biết cô rất dị ứng với những từ ngữ biến dạng "dữ dội": "Từ nào về cơ bản gần như không biến dạng gì hết thì được coi là thông dụng, còn nhìn vô mà phải nghía thiệt kĩ để 'dịch' thì là dữ dội. Từ ngữ sai chính tả mình còn không muốn nhìn nữa là kiểu viết đó! Mình vẫn thích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hơn. Mà xài ngôn ngữ biến dạng quen tay, mai mốt dám có bạn không phân biệt nổi 'hàn lâm' với 'hàng lâm' luôn! Các bạn người Mỹ cùng tuổi mình ít dùng ngôn ngữ biến dạng lắm, lứa nhỏ hơn thì dùng thường xuyên. Còn bạn bè người Việt cũng chỉ xài những từ thông dụng thôi!"
Cách nói KHÔNG quyết liệt với từ ngữ biến dạng của nhà văn trẻ Trần Thu Trang - tác giả của một số cuốn sách ăn khách như Nhật ký tình yêu TIO, Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu... - có lẽ dễ gây tranh cãi hơn hết. Thu Trang đã nêu ra "10 quy tắc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" trong một entry ngày 6/12/2009 kèm theo "cảnh báo" trên trang web cá nhân: "Vào sào huyệt của người làm nghề viết mà viết sai viết ẩu thì chẳng khác nào đi gặp nhà thiết kế thời trang mà chỉ che mấy cái lá nho héo quắt".
Vậy là, đâu phải bạn trẻ nào thuộc lứa 9x và 8x cũng là fan của kiểu viết "bùn cừi" trên internet!
Tuy vậy, nguy cơ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt vẫn còn đó...
Biết đâu thế hệ 0x sẽ tạo ra một loại ngôn ngữ mạng khiến nhiều người... chóng mặt hơn nữa và chỉ còn biết trông chờ vào từ điển giải mã tiếng lóng mà thôi?!
Phi Nghi - An Nhiên
(thực hiện)
Tiếng lóng trên mạng là loại ngôn ngữ biến dạng, không chính quy nhưng được nhiều bạn trẻ yêu thích và sử dụng rộng rãi trong sự phản đối của phần đông người lớn, thậm chí của 8x đối với 9x "hậu sinh khả uý".
Không giống thời gian trước - khi ngôn ngữ mã hóa thời @ được sử dụng một cách bừa bãi để thể hiện sự "sành điệu chịu chơi" - các bạn trẻ hiện nay sử dụng tiếng lóng bắt đầu có chọn lọc hơn và để “vui là chính” bởi ít nhiều, những từ ngữ không còn phù hợp đang bị chính cộng đồng mạng đào thải dần.
Chúng ta thử nghe một số bạn trẻ, những người trong cuộc, chia sẻ suy nghĩ về việc sử dụng tiếng lóng trên mạng:
Tiếng lóng @ nếu sử dụng có chừng mực thì vẫn hay và vui! |
Bạn Jera (sinh năm 1985, nhân viên của một công ty game): “Mình nghĩ tiếng lóng nếu sử dụng đúng trường hợp và đối tượng thì cực kỳ thú vị, nó giúp buổi nói chuyện không bị nhàm chán. Tuy nhiên, mình chỉ dùng những tiếng lóng vô hại thôi, không nên dùng những từ có ý nghĩa bậy bạ, dễ phản cảm lắm! Mình đa phần dùng tiếng lóng theo bạn bè chế chứ bản thân mình cũng không chế biến gì nhiều. Mấy từ tiếng lóng dễ thương khi dùng có cảm giác rất lý thú. Mình nghĩ, nếu dùng đúng và hợp thì cũng chẳng có hại gì. Đôi lúc, nói chuyện với người lớn, mình cũng buột miệng nhưng may là không dùng tiếng lóng bậy bạ nên ko sao...”
Jiji (sinh năm 1988, copywriter của Esport Tivi): “Không biết mấy bạn sinh từ sau 1990 trở đi như thế nào chứ bạn bè sàng sàng tuổi mình thì không ai lạm dụng tiếng lóng hết. Bản thân Jiji cũng hay dùng tiếng lóng kiểu như 'Cái này lụa quá!' để chỉ những cái gì trông nữ tính mà đẹp. Mình cũng cho rằng dùng tiếng lóng với bạn bè thân, đồng trang lứa mới vui và tự nhiên, còn nếu lạm dụng lung tung dễ gây phản cảm lắm!"
Nguyễn Thị Nguyệt (23 tuổi, làm việc tại Hà Nội): “Bây giờ thì đâu có ai không dùng tiếng lóng đâu, phải không nè? Mình cũng vậy! Với bạn bè thì dùng kiểu tiếng lóng nhí nhố hay hầm hố, còn với người yêu thì nũng nịu...”
“Mình không dùng nhiều tiếng lóng bởi vốn từ của mình không phong phú lắm!” – cô nàng 9x đời đầu tên Ngạo Hy thành thật thú nhận - “Bạn bè Hy thì dùng nhiều, lắm lúc Hy cũng không hiểu tụi bạn nói gì mà ngại hỏi nên cứ... giả vờ hiểu. Tuy nhiên, mình chỉ ghét kiểu gõ chữ loạn xà ngầu thôi, nhìn toét cả mắt!”
Không phải 8x, 9x nào cũng là fan "cứng" của ngôn ngữ biến dạng thời @ đâu! |
Khi được hỏi có ủng hộ "phe" viết tiếng lóng trên mạng không, Bảo Ngân (học sinh lớp 11 trường THPT Nguyễn Công Trứ, Q. Gò Vấp, TP.HCM) tỏ ra ngập ngừng: "Cũng tùy trường hợp. Sẽ không sao nếu nó không ảnh hưởng tới ngôn ngữ bình thường của mình (vì có nhiều bạn thường xuyên dùng kiểu viết mã hóa nên làm văn cũng viết sai luôn) và không biến dạng thái quá - kiểu như lấy số 4 thay cho chữ A hay số 3 để thay chữ E thì mình không thích. Nhiều bạn chuộng tiếng lóng vì nhìn ngắn gọn và vui vui. Ngân chỉ xài nó khi chat với bạn bè, còn với thầy cô và người lớn thì gõ chữ bình thường chứ! Với mình, dĩ nhiên là không bao giờ có chuyện quen tay mà ghi nhầm sang kiểu chữ mật mã trong bài tập làm văn ở lớp đâu!"
Nói KHÔNG với "mật mã"
Quỳnh Anh (học sinh lớp 12 trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Q.5, TP.HCM) có vẻ quyết liệt: "Mình về cơ bản không thích mấy chữ viết trại đó, ngoại trừ một số chữ như 'ui, ui' thì cũng dzui dzui. Vừa đọc tới mấy chữ biến hình biến dạng là thấy mệt rồi. Mình nghĩ gõ chữ bình thường, có dấu là lịch sự và... yêu nước, còn mấy kiểu viết biến hóa 'cao cấp' quá, nhìn là không muốn trả lời luôn!"
Là du học sinh tại trường Northern Essex Community College ở bang Massachussetts (Mỹ), Phương Thy (sinh năm 1988) cho biết cô rất dị ứng với những từ ngữ biến dạng "dữ dội": "Từ nào về cơ bản gần như không biến dạng gì hết thì được coi là thông dụng, còn nhìn vô mà phải nghía thiệt kĩ để 'dịch' thì là dữ dội. Từ ngữ sai chính tả mình còn không muốn nhìn nữa là kiểu viết đó! Mình vẫn thích giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt hơn. Mà xài ngôn ngữ biến dạng quen tay, mai mốt dám có bạn không phân biệt nổi 'hàn lâm' với 'hàng lâm' luôn! Các bạn người Mỹ cùng tuổi mình ít dùng ngôn ngữ biến dạng lắm, lứa nhỏ hơn thì dùng thường xuyên. Còn bạn bè người Việt cũng chỉ xài những từ thông dụng thôi!"
Cách nói KHÔNG quyết liệt với từ ngữ biến dạng của nhà văn trẻ Trần Thu Trang - tác giả của một số cuốn sách ăn khách như Nhật ký tình yêu TIO, Phải lấy người như anh, Cocktail cho tình yêu... - có lẽ dễ gây tranh cãi hơn hết. Thu Trang đã nêu ra "10 quy tắc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt" trong một entry ngày 6/12/2009 kèm theo "cảnh báo" trên trang web cá nhân: "Vào sào huyệt của người làm nghề viết mà viết sai viết ẩu thì chẳng khác nào đi gặp nhà thiết kế thời trang mà chỉ che mấy cái lá nho héo quắt".
Vậy là, đâu phải bạn trẻ nào thuộc lứa 9x và 8x cũng là fan của kiểu viết "bùn cừi" trên internet!
Tuy vậy, nguy cơ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt vẫn còn đó...
Biết đâu thế hệ 0x sẽ tạo ra một loại ngôn ngữ mạng khiến nhiều người... chóng mặt hơn nữa và chỉ còn biết trông chờ vào từ điển giải mã tiếng lóng mà thôi?!
Phi Nghi - An Nhiên
(thực hiện)