Có khá nhiều game thủ kỳ cựu eSport đã từng chuyển qua chơi game online nhưng đều gặp những trở ngại vô cùng lớn, hầu hết họ không thể gắn bó với loại hình này quá vài tuần.

Không quá khó để nhận ra rằng eSport ở Việt Nam hiện đang trong những ngày tháng tăm tối nhất của mình, tình trạng khan hiếm giải đấu là điều đã trở nên vô cùng quen thuộc. Tất cả các game thi đấu nổi tiếng như StarCraft, WarCraft hay kể cả Fifa đều dường như đã bị lãng quên.
Những game thủ lão làng mang trong mình những niềm đam mê lớn lao với tựa game eSport đều đã giải nghệ hoặc chuyển qua thể loại game khác. Có nhiều trường hợp đã thử sức mình ở đấu trường game online nhưng hầu hết đều sớm từ bỏ hoặc không thể ganh đua với những game thủ chuyên trong thể loại khác lạ này.
Vì sao cao thủ eSport không thể tiêu hóa được game online? 121010esgo1
Hầu hết các phẩm chất trong một game thủ eSport như khả năng quan sát trận đấu, tính toán chiến thuật, điều khiển quân hay phát triển kinh tế đều không thực sự phù hợp với những tiêu chí để có thể trở thành một cao thủ trong game online. Thể loại này đòi hỏi sự bền bỉ (cày game 24/24), chơi game online có thể chia làm 2 thể loại:
Chơi game để kiếm tiền
Những người chơi thuộc loại này đỏi hỏi phải có sự tìm tòi kĩ lưỡng về tựa game mình tham gia, tìm được những khe hở như bug, lag hay những kĩ thuật mà cộng đồng gọi là “hack” để có thể có được những vật phẩm có giá trị để quy đổi ra tiền thật. Nói nghe có vẻ đơn giản nhưng thực chất điều này cực kì phức tạp và không phải ai cũng có thể làm được.
Điều kiện đầu tiên là phải giỏi về máy tính (rất ít game thủ chơi eSport có được điều này), ngoài ra mặc dù game thủ eSport cũng có thể bỏ rất nhiều thời gian tìm tòi những bug trong game để khai thác tuy nhiên điều đó là rất khó.
Vì sao cao thủ eSport không thể tiêu hóa được game online? 121010esgo2
Nếu như trong những tựa game như StarCraft, WarCraft hay Fifa thì bug game thường chỉ có 1 hoặc cùng lắm là 2 và nó sẽ bị chỉnh sửa trong vài lần nâng cấp phiên bản (việc nâng cấp phiên bản trong eSport không phải với mục đích chính là sửa bug mà là để tạo tính cân bằng hơn trong game).
Trong khi đó với game online thì bug luôn luôn tồn tại và nó xuất hiện ở mỗi dạng khác nhau trong từng phiên bản update. Đó cũng chính là lý do khiến cho tại sao nhà phát hành liên tục phải cho ra những phiên bản nâng cấp theo ngày hay theo tuần. Chỉ với 1 bug đúp đồ thôi trong một đêm thì những vật phẩm có giá trị có thể bị nhân bản thành rất rất nhiều lần.
Vì sao cao thủ eSport không thể tiêu hóa được game online? 121010esgo3
Tinh thần thể thao trong eSport không cho phép game thủ sử dụng hack. Thông thường việc sử dụng phần mềm hỗ trợ gây mất cân bằng trong game chỉ được sử dụng ở những trận đấu vô thưởng vô phạt bởi những game thủ được gắn mác “gà” hay “noob”.
Còn trong game online thì sao, hệ thống auto lên tới 99% cùng rất nhiều chương trình hack giúp người chơi có thể cầy kéo với tốc độ chóng mặt liên tục được sử dụng, có thể khẳng định rằng khó có một tựa game online nào không có phần mềm hack.
Chơi game để đứng top
Thể loại này càng không phù hợp với một game thủ eSport, tại sao ư? Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhìn vào những game thủ đứng top trong tất cả các tựa game online và xem họ là ai. 100% trong số họ là những đại gia tiền tỷ, họ đầu tư vào game không biết bao nhiêu tiền, tiêu biểu có thể kể đến đại gia Kiếm Thế với nickname “BeoKaKa”, acc của anh được cho là đã đầu tư vào đó không dưới 2 tỷ VNĐ.
Vì sao cao thủ eSport không thể tiêu hóa được game online? 121010esgo4
Chắc chắn là không có một game thủ eSport nào làm được điều đó, bởi lẽ hầu hết đối tượng của thể loại game chiến thuật đều thuộc độ tuổi sinh viên, học sinh hay cùng lắm là vừa tốt nghiệp đi làm (số người này rất ít vì ở độ tuổi đó họ sẽ không chơi eSport nữa). Vì vậy dù bỏ ra rất nhiều thời gian cầy kéo nhưng họ cũng không thể bì lại được chiến thuật “lấy tiền đè người” của những đại gia thực thụ.
proA.Smile – Game thủ StarCraft có tiếng ở Hà Nội tâm sự: "Mình đã từng thử chuyền qua chơi khá nhiều game online như VLKT hay Kiếm Thế nhưng chỉ được cùng lắm là một tháng thì bỏ. Lý do là mình không thể cầy top lại được với những người chơi khác, họ luôn có cách cầy nhanh đến chóng mặt đồng thời bỏ ra cả núi tiền để đầu tư ngay từ khi server mới mở".
Vì sao cao thủ eSport không thể tiêu hóa được game online? 121010esgo5
proA.Whatlove – Một game thủ eSport khác cũng có cùng suy nghĩ: "Là một game thủ eSport, mình luôn muốn đứng top trong tất cả những thể loại mà mình tham gia, tuy nhiên làm điều đó ở game online là một điều quá khó khăn, độ “trâu” của những người chơi thể loại này còn hơn eSport gấp cả trăm lần. Ngoài ra việc đầu tư một khoản tiền khủng lồ cũng khiến cho mình choáng ngợp và không thể theo kịp".
Trên đây chỉ là một trong số rất nhiều lý do khiến cho game thủ eSport không thể thành công khi chuyển qua game online. Một lời khuyên cho những game thủ đã từng hoặc đang có ý định chuyển qua thể loại game “đáng sợ” này là hãy nên suy nghĩ lại trước khi quá muộn.